Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố giai đoạn 1

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 68)

Bối cảnh hình thành dự án

Vào những năm 1999, với khối lượng hơn 1 triệu m3 nước thải xả ra mỗi ngày của hơn 4,2 triệu dân sống trong vùng nội thành, hơn 600 nhà máy, xí nghiệp và hàng chục ngàn cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đã và đang gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường thành phố, ảnh hưởng ngày càng xấu đến chất lượng cuộc sống người dân. Việc bồi lấp hệ thống kênh rạch của thành phố do cặn lắng từ nước thải, do hàng trăm tấn rác xả xuống kênh rạch mỗi ngày, do hàng trăm nhà thầu xây dựng dọc hai bờ kênh, do san lấp bừa bãi để lấy đất xây dựng nhà ở dọc hai bờ đã làm

mất khả năng tiêu lũ của hệ thống kênh nên vào mùa mưa thành phố rơi vào tình trạng ngập úng. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ và cử đoàn chuyên gia cao cấp đến Thành phố Hồ Chí Minh để cùng với phía Việt Nam tiến hành khảo sát, lựa chọn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đang được Thành phố quan tâm. Ngay sau đó, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đã được hoàn thành, và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 24/10/2001.

Mục tiêu và ý nghĩa của dự án:

Giải quyết không còn ngập nước trong lưu vực kênh Tàu Hũ-Bến Nghé. Thu gom toàn bộ nước thải trong lưu vực (không để đổ ra kênh Tàu Hũ- Bến Nghé như hiện nay) để đưa về nhà máy xử lý nước thải để xử lý. Nạo vét để tạo thoát nước bờ kè kênh Tàu Hũ-Bến Nghé, tạo cảnh quang sạch đẹp dọc theo hai bờ kênh và Giải quyết những vùng trũng ngập nước thường xuyên (Thanh Đa, Mễ Cốc).

Dự án hoàn thành đã góp phần nâng cao khả năng thoát nước cho lưu vực hệ thống kênh Đôi – Tẻ - Tàu Hũ – Bến Nghé (là một trong năm lưu vực thoát nước của nội thành Tp. Hồ Chí Minh, chiếm 20% diện tích và 25% dân số nội thành.

Quy mô của dự án

Dự án được thực hiện trên địa bàn 11 quận - huyện: quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh. Quy mô dự án trong giai đoạn 1 như sau: Cải tạo kênh Bến Nghé (3.158m), kênh Tàu Hũ chiều dài 4.130m; Cải tạo hệ thống thoát nước mưa bằng bơm tại khu vực Thanh Đa, bến Mễ Cốc 1 và 2; Cải tạo cống chung hiện hữu; Xây dựng tuyến cống bao thu gom nước thải và xây dựng Nhà máy xử lý nước thải 141.000m3/ngày.

Thời gian thực hiện dự án:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 2000 – 2001.

- Bắt đầu thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng: năm 2002 - Khởi công xây dựng: cuối năm 2004.

- Hoàn thành thi công: cuối năm 2012.

Nguồn vốn thực hiện:

- Vốn ODA: Vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản (gọi tắt là JICA) 5.127,7 tỷ VNĐ (Chiếm 84,8% tổng mức đầu tư) để chi cho dịch vụ tư vấn, chi phí xây dựng, thiết bị và chi phí lãi vay [15].

- Vốn trong nước: Nguồn vốn từ ngân sách thành phố Hồ Chí Minh là 918,2 tỷ VNĐ (Chiếm 15,2% tổng mức đầu tư) để chi cho công tác đền bù giải tỏa, tái định cư, các khoản thuế và các khoản chi khác [15].

Tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 6.042,9 tỷ đồng, tương đương 25,7 tỷ Yên Nhật. Trong đó, vốn vay ODA Nhật Bản chiếm khoảng 84,8% tổng mức đầu tư, vốn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 15,2% tổng mức đầu tư [15].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 68)