Một số giải pháp đối phó rủi ro giai đoạn hoàn thành đưa vào sử dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 127)

sử dụng

 Đối phó với các rủi ro từ khiếu kiện của Nhà thầu.

Khi xuất hiện vấn đề tranh chấp, khiếu kiện cần báo cáo cấp cao hơn về tình hình, với sự tham dự của các cấp, đơn vị liên quan để thỏa thuận giải quyết công việc trong phạm vị dự án nhằm hạn chế tối đa việc đưa các vấn đề tranh chấp ra trọng tài quốc tế.

Đề xuất, kiến nghị thành lập tổ đàm phán, Tổ chuyên gia cấp Bộ, Ngành để tiến hành đàm phán thương thảo.

Trong trường hợp các tranh chấp không thể đàm phán cần xem xét đến việc hỗ trợ từ các công ty luật, đặc biệt là các công ty quốc tế có năng lực để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bị thua kiện.

 Đối phó với các rủi ro do công tác bàn giao tiếp nhận chậm trễ. Trong trường hợp phải tiến hành sữa chữa các hư hỏng tại hiện trường sau khi đã đưa công trình vào sử dụng, các hư hỏng không thuộc trách nhiệm hợp đồng của Nhà thầu, do thời gian bàn giao tiếp nhận kéo dài, Ban Quản lý nên báo cáo và xin chủ trương và bố trí nguồn vốn cho các đơn vị tiếp nhận trực tiếp thực hiện để tránh tình trạng sữa chữa lắp đi lặp lại.

Tổ chức các cuộc họp định kỳ và thường xuyên giữa các cấp lãnh đạo của Ban Quản lý dự án và đơn vị tiếp nhân để đẩy nhanh tiến độ bàn giao, đặc biệt là công tác bàn giao ngoài hiện trường.

 Đối phó với các rủi ro vi phạm tải trọng sử dụng công trình và người

dân phá hoại công trình

Cần kết hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng để kịp thời xử lý các phương tiện quá khổ quá tải.

Sớm khắc phục dứt điểm các hư hỏng, mất mát và yêu cầu đơn vị tiếp nhận xác nhận trên hiện trường, đồng thời cần đẩy nhanh tiến độ công tác bàn giao

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã trình bày định hướng về việc sử dụng vốn ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng thành phố, định hướng phát triển bền vững của Ban Giao thông đô thị trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra các định hướng về công tác quản trị rủi ro tại Ban Giao thông- Đô thị với 3 yêu tố cụ thể như: phát huy vai trò lãnh đạo, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và hoàn thiện quy trình thực hiện quản trị rủi ro. Đồng thời tác giả cũng đề xuất quy trình nhận diện các yếu tố rủi ro và đưa ra hệ thống các giải pháp quản trị rủi ro để áp dụng tại Ban Giao thông – Đô thị nói riêng và các Ban Quản lý dự án vốn ODA nói chung.

Căn cứ vào các nhóm nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng giai đoạn của dự án đã được nhận diện, phân tích tác giả đã chủ động đưa ra một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế cũng như đối phó nhằm giảm thiểu các thiệt hại do các yếu tố rủi ro gây ra xuống mức thấp nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được những rủi ro cơ bản có thể xảy ra đối với việc thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA. Trong đó, có nhiều yếu tố rủi ro được đánh giá là có mức độ rủi ro cao thì Ban Giao – Đô thị nói riêng và các Ban Quản lý dự án vốn ODA nói chung cần có biện pháp đối phó kịp thời như: các rủi ro do trình độ, năng lực kinh nghiệm quản lý điều hành của Ban Quản lý còn hạn chế trong việc quản lý tiến độ, hợp đồng theo thông lệ quốc tế; năng lực thanh quyết toán, xử lý các vấn đề tranh chấp khiếu nại từ phía Tư vấn, Nhà thầu, các yếu tố rủi ro do công tác chậm bàn giao mặt bằng, vướng mắc công trình tiện ích, các sai sót trong quá trình khảo sát, lập thiết kế dự toán, các khó khăn trong công tác bàn giao tiếp nhận dẫn đến thời gian bàn giao công trình kéo dài ...

Tác giả cũng đã tiến hành phân tích các nguyên nhân gây rủi ro trong việc thực hiện dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA, đồng thời tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp hạn chế rủi ro có khả năng xảy ra cao và biện pháp đối phó với các rủi ro đã xảy ra của dự án để giảm thiểu tác động rủi ro xấu đến dự án

Với các vấn đề đã được trình bày trong luận văn này có thể là tài liệu để Chủ đầu tư, các đơn vị quản lý dự án, Tư vấn và các cá nhân công tác trong lĩnh vực liên quan đến việc thực hiện đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ODA tham khảo để quản trị rủi ro trong quá trình quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến giai đoạn hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro xấu có thể xảy ra và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn ODA trong công cuộc xây dựng đất nước.

Trong luận văn này, mặc dù tác giải đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu nhưng với kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi một số thiếu sót sau:

- Các số liệu cập nhật về vốn ODA chưa thật sự đầy đủ 100% để có thể phân tích cụ thể, kỹ hơn nhằm chứng minh rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Nhận dạng các yếu tố rủi ro chưa đầy đủ so với tình hình thực tế trong việc đầu tư thực hiện dự án sử dụng vốn vây ODA, đặc biệt là các yếu tố rủi ro do các quy định không rõ ràng của Nhà tài trợ.

- Vì một số vấn đề nhạy cảm nên luận văn chưa thật sự đi sâu vào phân tích các yếu tố rủi ro và thiệt hại của các rủi ro mang lại của một dự án cụ thể.

- Các giải pháp hạn chế rủi ro xấu xảy ra và các biện pháp đối phó với các rủi ro đã xảy ra chủ yếu dựa vào ý kiến, kinh nghiệm chủ quan của tác giả mà chưa khảo sát được ý kiến rộng rãi của những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản lý dự án.

Các tác giả nghiên cứu về quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA cần khắc phục những hạn chế nêu trên.

Tác giả hy vọng các kết quả nghiên cứu của của luận văn này có thể giúp ích trong công tác quản trị rủi ro tại các Ban quản lý dự án có sử dụng nguồn vốn vay ODA và sử dụng trong thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ

[2]. Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

[3]. Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

[4]. NGƯT.PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, Quản trị rủi ro, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – năm 2007

[5]. GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh, Giáo trình quản lý thực hiện dự án 2010.

[6]. GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh, Giáo trình quản lý đầu tư và xây dựng giao thông.

[7]. PGS.TS Phạm Văn Vạng, Dự án đầu tư và quản trị dự án đầu tư trong giao thông vận tải, NXB GTVT.

[8]. TS. Phan Thị Thái, Bài giảng Phân tích rủi ro trong hoạt động đầu tư, Trường Đại học Mỏ-Đại chất, Hà Nội Năm 2009.

[9]. Trịnh Thùy Anh (2006), một số giải pháp hạn chế rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam, Luận văn tiến sỹ kinh tế của trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội.

[10].Trịnh Thùy Anh, xây dựng danh mục rủi ro dự án công trình xây dựng giao thông ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học giao thông vận tải số 16, 2008. [11].Phạm Thị Trang, nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro trong dự án thi công xây

dựng, tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng – số 1(36).2010

[12].Đỗ Thị Thu, Quản lý rủi ro dự án sử dụng vốn ODA cho phát triển giao thông đô thị, Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM năm 2012. [13].Đoàn Thị Huyền, Quản lý rủi ro đầu tư bất động sản tại Công ty Cổ phần Đầu

tư và Phát triển Nhà đất Cotec, luận văn Thạc sỹ Trường Đại học giao thông vận tải năm 2013.

[15].Các số liệu báo cáo của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị Thành phố.

[16].Các số liệu báo cáo thu thập từ Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. [17].Hồng Nhung (2013). http://www.tapchitaichinh.vn/Su-kien-Tai-chinh/JICA-

uu-tien-cho-Viet-Nam-vay-19-ty-USD-trong-nam-tai-khoa-2012/23870.tctc

[18].Nguyên Minh (2014). http://muasamcong.vn/danh-muc-tin/detail/du-an-tuyen- duong-sat-do-thi-ben-thanh-suoi-tien-tp-hcm-nguy-co-doi-von-vi-cham-giai- phong

[19]. Minh Quyết (2014). http://vtc.vn/du-an-cau-nhat-tan-cham-tien-do-ha-noi- truy-trach-nhiem.2.518263.htm [20].http://www.jica.go.jp/vietnam/english/office/others/pdf/old_jbic_02.pdf [21].http://www.moit.gov.vn/vn/pages/VanBanDieuHanh.aspx?TypeVB=0&vID=1 0245 [22].http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Cao-toc-TPHCMLong-ThanhDau- Giay-thong-xe-truoc-Tet/213924.vgp [23].http://drvn.mt.gov.vn/webdrvn/index.php?q=content/quy-hoach-phat-trien- mang-duong-bo-cao-toc-viet-nam-den-nam-2020-va-tam-nhin-sau-nam-2020

[24].Ủy ban nhân dân thành phố (năm2000) Báo cáo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)