Dựa trên tình hình thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tại Ban Giao thông - Đô thị, có thể rút ra một số nguyên nhân cụ thể như sau:
- Hiện nay công tác quản trị rủi ro tại Ban Giao thông – Đô thị chưa thật sự được coi trọng, các nhân sự chủ chốt chưa có sự quan tâm cần thiết cho công tác phòng ngừa rủi ro.
- Ban Giao thông - Đô thị Thành phố chưa có một phòng ban, bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro.
- Trong các phòng, ban hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm vị trí quản trị rủi ro.
- Công tác nhận diện các yếu tố rủi ro chưa được thực hiện và chưa được các cá nhân tham gia dự án xem trọng.
- Chưa có hệ thống quản trị rủi ro mang tính khoa học.
- Chưa có các giải pháp phòng ngừa nhằm hạn chế các yếu tố rủi ro một cách khoa học và chủ động.
- Các giải pháp đối phó với các yếu tố rủi ro đã xảy ra trong các dự án chưa thực sự đồng bộ, khoa học
- Chưa có tính hệ thống và chưa áp dụng các kỹ thuật phân tích rủi ro chuyên ngành trong việc đánh giá các yếu tố rủi ro
- Nhân lực tham gia quản trị rủi ro còn manh mún, chưa tập hợp một đội ngũ vững mạnh, ăn khớp.
- Đối với các dự án, đôi khi nhận diện, phân tích còn sơ sài, chưa có hệ thống quản trị rủi ro rõ nét.
Kết luận:
Qua việc đánh giá công tác quản trị rủi ro tại Ban Giao thông - Đô thị như trên, có thể đưa ra một số kết luận như sau:
- Ban Giao thông - Đô thị chưa có hệ thống chuyên biệt và khoa học thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro nhằm phòng ngừa hạn chế các yếu tố rủi ro đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư, cũng như chưa có hệ thống giải pháp cụ thể, hoàn chỉnh, đồng bộ trong việc đối phó với các yếu tố rủi ro đã xảy ra trong các dự án đã triển khai thực hiện.
- Các cá nhân chủ chốt chưa có sự quan tâm kịp thời, đầy đủ cho công tác quản trị rủi ro.
- Công tác quản trị rủi ro hiện tại còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của các cá nhân chủ chốt. tuy nhiên quyết định đưa ra chủ yếu dựa trên ý kiến cá nhân, tập thể chứ chưa xuất phát từ kết quả của các mô hình quản trị rủi ro chuyên nghiệp.
- Các nhân sự tham gia thực hiện dự án còn bị động, lúng túng trong việc phòng ngừa và hạn chế các yếu tố rủi ro tiềm ẩn.
Qua đó, có thể thấy rằng việc xây dựng hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro là hết sức cấp thiết và quan trọng đối với Ban Giao thông - Đô thị, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được UBNDTP giao phó và chuyên nghiệp hơn trong công tác Quản lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.
Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu cũng khái quát về Ban Giao thông- Đô thị như: chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển và thực trạng về công tác quản trị rủi ro trong việc đầu tư thực hiện các dự án được giao. Luận văn cũng nêu ra một số đặc điểm về nguồn vốn ODA tại Việt Nam và đã giới thiệu một số dự án tiêu biểu sử dụng vốn ODA trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Đồng thời, Luận văn cũng đã giới thiệu khái quát về các dự án do Ban Giao thông- Đô thị phụ trách thực hiện, luận văn đã nêu lên những thực trạng về những vấn đề tồn đọng tại 2 dự án cụ thể là dự án Cải thiện Môi trường nước và dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây, từ đó tiến hành thống kê các số liệu cụ thể về chi phí, tiến độ để thấy rõ được những tác động, ảnh hưởng do các vấn đề rủi ro gây ra để có cái nhìn tổng quan và là cơ sở tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa và đối phó các rủi ro trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG – ĐÔ THỊ