Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Việt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 74)

Việt Nam

Như đã trình bày trên, trong thời gian qua đã có rất nhiều dự án tiêu biểu trên lãnh thổ Việt Nam đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến tiến độ thực hiện, chất lượng công trình, và tổng chi phí đầu tư dự án có nhiều thay đổi không theo kế hoạch ban đầu đề ra như dự án Đại lộ Đông Tây, dự án cầu Nhật Tân, dự án đường sắt cao tốc Hà Nội, Tp.HCM… có thể đánh giá sơ bộ công tác quản trị rủi ro dự án sử dụng vốn ODA trên lãnh thổ Việt Nam với một số điểm chính như sau:

- Chưa có hệ thống nhận diện quản trị rủi ro mang tính hệ thống, khoa học để các Ban QLDA có thể tham khảo, áp dụng trong công tác quản lý dự án.

- Chưa có hệ thống giải pháp phòng ngừa hạn chế các yếu tố rủi ro trong suốt vòng đời dự án.

- Chưa có hệ thống giải pháp đối phó với các yếu tố rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là các yếu tố rủi ro có liên quan đến vấn đề chính trị, hiệp định vay, điều kiện hợp đồng quốc tế...

- Việc đối phó và xử lý các vấn đề rủi ro còn mang tính thụ động, manh mún, chưa mang tính hệ thống, khoa học

- Các Ban QLDA còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý các dự án theo hợp đồng quốc tế, luật quốc tế

- Mặc dù đã có những quy định, thông tư hướng dẫn rõ ràng trong việc áp dụng và sử dụng nguồn vốn ODA nhưng bộ phận hỗ trợ tiếp cận Nhà tài trợ còn nhiều vấn đề cần cải thiện để giúp công tác tiếp cận, tiếp nhận nguồn vốn được thuận lợi hơn.

2.4.2 Đánh giá công tác quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Ban Giao thông- Đô thị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 74)