Quan điểm xây dựng giải pháp quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 88)

Việc định hướng công tác quản trị rủi ro tại Ban Giao thông - Đô thị được thực hiện theo các quan điểm cụ thể như sau:

- Xây dựng giải pháp quản trị rủi ro nhằm tiết kiệm chi phí của dự án, thúc đẩy tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình

- Ban QLDA đầu tư chi phí cho công tác xây dựng giải pháp quản trị rủi ro - Ban Lãnh Đạo xem công tác quản trị rủi ro là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý dự án.

- Xây dựng hệ thống giải pháp theo định hướng 3 mục tiêu: Phát huy vai trò lãnh đạo, Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, Hoàn thiện quy trình thực hiện quản trị rủi ro

Có thể tóm lược công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro như sau:

Trong quá trình chuẩn bị dự án cần nhận diện và lập danh mục rủi ro có thể xảy ra trong suốt vòng đời dự án, với sự tham gia của các phòng, ban liên quan.

Gắn trách nhiệm đối với từng Lãnh đạo và cá nhân tham gia dự án thực hiện quản trị các rủi ro trong danh mục đã được thành lập. Lãnh đạo, trưởng các phòng nghiệp vụ và các Ban QLDA là các cá nhân giữ vai trò chính trong việc đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi cán bộ nhân viên thực hiện các phương án phòng ngừa các rủi ro trong danh mục đã được lập ra.

Trong suốt quá trình quản lý dự án, Ban QLDA cần chủ động tổ chức định kỳ các cuộc họp, các buổi thảo luận chuyên đề về quản trị rủi ro cho dự án.

Hệ thống các giải pháp phòng ngừa và đối phó cần được Ban Lãnh đạo, bộ phận pháp chế và các chủ thể tham gia dự án thảo luận nhiều lần để đi đến thống nhất áp dụng trong công tác quản trị rủi ro của dự án.

Quá trình quản trị rủi ro có thể được khái quát theo sơ đồ như sau:

Hình 3.1 Sơ đồ các giải pháp quản trị rủi ro (nguồn theo nghiên cứu của tác giả)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 88)