Định hướng về công tác quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 86)

Theo những phân tích đánh giá về tầm quan trọng của nguồn vốn ODA trong quy hoạch chung của Thành phố thì công tác quản trị rủi ro trong quá trình sử dụng các nguồn vốn ODA là hết sức quan trọng, để giảm thiểu các thiệt hại do yếu tố rủi ro đem đến và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn, thì việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đối với nguồn vốn ODA nói chung là hết sức cấp thiết.

Qua việc đánh giá công tác quản trị rủi ro thực tế tại Ban Giao thông – Đô thị và các nguyên nhân rủi ro thực tế đã xảy ra trong 02 dự án được thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ODA (dự án Xây dựng Đại lộ Đông Tây và dự án Cải thiện Môi trường nước giai đoạn 1) đã được trình bày, tác giả xây dựng một số định hướng về công tác quản trị rủi ro trong việc thực hiện đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban Giao thông – Đô thị theo 3 yếu tố:

1- Phát huy vai trò lãnh đạo

2- Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

3- Hoàn thiện quy trình thực hiện quản trị rủi ro 3.1.3.1 Phát huy vai trò lãnh đạo

Phát huy vai trò của người lãnh đạo trong quá trình thực hiện công tác quản trị rủi ro được định hướng theo những mục tiêu cụ thể như sau:

- Lãnh đạo trong công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro một cách khoa học, có hệ thống và đảm bảo tính thực tiễn của hệ thống.

- Lãnh đạo cần có chỉ đạo kịp thời và đưa ra các quyết định mang tính quyết đoán giải quyết công việc tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết các vướng mắc, tồn đọng.

- Nhạy bén và kịp thời đưa ra các phương án xử lý trước các tình huống tranh chấp kiện tụng từ phía Tư vấn, Nhà thầu.

- Đôn đốc các bộ phận liên quan trong thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ dự án không bị mắc kẹt tại một vị trí nào.

- Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc từ các Sở, Ban, Ngành dựa trên vai trò của người Lãnh đạo.

3.1.3.2 Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

Để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong quá trình đầu tư thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA thì trước tiên Ban Giao thông – Đô thị cần phải xây dựng đội ngũ giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ, định hướng như sau:

- Thực hiện tốt công tác huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về quản lý, ngoại ngữ, kỹ thuật cho nhân viên.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội nghị, thảo luận về các quy trình nghị định về quản lý chất lượng, quản lý vốn ODA, cập nhật kịp thời các vấn đề về quản lý hợp đồng quốc tế, tiếp cận Nhà tài trợ.

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển rõ ràng, dự phòng nhân lực, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, luôn sẵn sàng các vị trí thường trực để có thể đảm nhận vị trí bị thiếu sót (các vị trí trưởng, phó các phòng, Ban….).

- Xây dựng môi trường làm việc năng động, điều lệ, quy định, hệ thống kiểm soát chất lượng rõ ràng.

- Xác định rõ nhu cầu về lao động, không tuyển dụng tràn lan, có chọn lọc trong việc tuyển dụng.

- Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, hấp dẫn, chế độ lương thưởng phù hợp nhằm đảm bảo tính minh bạch và cống hiến hết mình cho công việc chung.

- Đảm bảo tính công bằng và đoàn kết nội bộ.

- Thực hiện đầy đủ các quy chế, quy định về bảo hiểm, an toàn lao động đặc biệt theo đúng quy định.

3.1.3.3 Hoàn thiện quy trình thực hiện quản trị rủi ro

- Hoàn thiện và áp dụng các quy trình ISO trong công tác quản lý chất lượng và quy trình giải quyết công việc.

- Xây dựng và hoàn thiện quy trình nhận diện, quản trị rủi ro, đặc biệt là quy trình về các rủi ro mang tính cấp bách cần giải quyết gấp như sự cố công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường….

- Không ngừng nghiên cứu và cải tiến kịp thời các quy trình để đảm bảo sự phù hợp và phát huy tác dụng các quy trình trong việc giải quyết công việc và quản trị rủi ro.

- Xây dựng bộ phận pháp chế, quản lý hợp đồng và đảm bảo sự hoạt động xuyên suốt của bộ phận này trong suốt vòng đời của dự án.

3.1.4 Quan điểm xây dựng giải pháp quản trị rủi ro

Việc định hướng công tác quản trị rủi ro tại Ban Giao thông - Đô thị được thực hiện theo các quan điểm cụ thể như sau:

- Xây dựng giải pháp quản trị rủi ro nhằm tiết kiệm chi phí của dự án, thúc đẩy tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình

- Ban QLDA đầu tư chi phí cho công tác xây dựng giải pháp quản trị rủi ro - Ban Lãnh Đạo xem công tác quản trị rủi ro là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý dự án.

- Xây dựng hệ thống giải pháp theo định hướng 3 mục tiêu: Phát huy vai trò lãnh đạo, Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, Hoàn thiện quy trình thực hiện quản trị rủi ro

Có thể tóm lược công tác xây dựng hệ thống quản trị rủi ro như sau:

Trong quá trình chuẩn bị dự án cần nhận diện và lập danh mục rủi ro có thể xảy ra trong suốt vòng đời dự án, với sự tham gia của các phòng, ban liên quan.

Gắn trách nhiệm đối với từng Lãnh đạo và cá nhân tham gia dự án thực hiện quản trị các rủi ro trong danh mục đã được thành lập. Lãnh đạo, trưởng các phòng nghiệp vụ và các Ban QLDA là các cá nhân giữ vai trò chính trong việc đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi cán bộ nhân viên thực hiện các phương án phòng ngừa các rủi ro trong danh mục đã được lập ra.

Trong suốt quá trình quản lý dự án, Ban QLDA cần chủ động tổ chức định kỳ các cuộc họp, các buổi thảo luận chuyên đề về quản trị rủi ro cho dự án.

Hệ thống các giải pháp phòng ngừa và đối phó cần được Ban Lãnh đạo, bộ phận pháp chế và các chủ thể tham gia dự án thảo luận nhiều lần để đi đến thống nhất áp dụng trong công tác quản trị rủi ro của dự án.

Quá trình quản trị rủi ro có thể được khái quát theo sơ đồ như sau:

Hình 3.1 Sơ đồ các giải pháp quản trị rủi ro (nguồn theo nghiên cứu của tác giả)

3.2 Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại Ban Giao thông – Đô thị thông – Đô thị

3.2.1 Xây dựng quy trình nhận diện, đánh giá và quản trị rủi ro 3.2.1.1 Đề xuất quy trình nhận diện và công cụ nghiên cứu rủi ro 3.2.1.1 Đề xuất quy trình nhận diện và công cụ nghiên cứu rủi ro

Với mỗi dự án khác nhau thì có điều kiện và bối cảnh khác nhau nên sau khi nghiên cứu những đặc điểm và đặc trưng của các dự án tại Ban Giao thông - Đô thị và sự tư vấn của một số nhân viên đang công tác tại các Ban QLDA đang thực hiện đầu tư các dự án sử dụng vốn ODA khu vực Thành phố, tác giả đã xác định được vấn đề cần nghiên cứu về rủi ro trong thực hiện đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA và tác giả đã đưa ra quy trình nghiên cứu như sau

Nhận diện các yếu tố rủi ro Đánh giá mức độ của từng yếu tố rủi ro

Giải pháp 1 Xây dựng quy trình nhận diện, nghiên cứu rủi ro Giải pháp 3 Một số giải pháp đối phó rủi ro Giải pháp 2 Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Chưa tốt

Tốt

Hình 3.2: Sơ đồ về quy trình nghiên cứu rủi ro đầu tư sử dụng vốn ODA Nguồn: theo nghiên cứu của tác giả

Đặc trưng và thực trạng của việc đầu tư Dự án sử dụng vốn ODA

Xác định vấn đề nghiên cứu kiến CBHD và Tham khảo ý các chuyên gia Nhận diện các yếu tố rủi ro đối

với đầu tư sử dụng vốn ODA Cơ sở lý thuyết

Hỏi các ý kiến chuyên gia

Tham khảo các nghiên cứu trước đây

Thiết kế bảng câu hỏi

Duyệt thiết kế bảng câu hỏi

SPSS16

Kiểm định thang đo

Bảng câu hỏi hoàn chỉnh Khảo sát chính thức

Phân tích rủi ro

Xây dựng danh mục rủi ro ưu tiên -Phân tích nguyên nhân các rủi ro cao - Biện pháp đối với rủi ro

Sơ đồ (hình 3.2) về quy trình nghiên cứu rủi ro đầu tư thực hiện dự án xây dựng bằng nguồn vốn ODA cho thấy quy trình nghiên cứu rủi ro đầu tư sử dụng vốn ODA bao gồm các bước chính sau:

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, tham khảo các nghiên cứu trước đây và hỏi ý kiến các chuyên gia để nhận dạng được những yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới chi phí, tiến độ và chất lượng của dự án.

Thiết kế bảng khảo sát thử nghiệm, tiến hành khảo sát thử nghiệm và phân tích bằng phần mềm SPSS 16 căn cứ vào kết quả kiểm định thang đo, loại bỏ các yếu tố rủi ro không phù hợp, hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát chính thức.

Thu thập số liệu khảo sát, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16. Quá trình phân tích rủi ro này được tiến hành qua 2 bước: phân tích định tính rủi ro và phân tích định lượng rủi ro. Kết quả của phần mềm SPSS 16 đưa vào phân tích định tính xác định được yếu tố rủi ro cao, trung bình, hay thấp. Những yếu tố có mức độ rủi ro cao và trung bình được đưa vào phân tích định lượng để tính điểm số rủi ro. Căn cứ vào kết quả phân tích định lượng xếp hạng các yếu tố rủi ro theo thứ tự ưu tiên theo điểm số rủi ro từ cao xuống thấp.

Phân tích nguyên nhân các yêu tố rủi ro và đưa ra giải pháp đối phó với rủi ro theo thứ tự ưu tiên.

Kết luận và đưa ra kiến nghị dựa trên kết quả khảo sát được.

3.2.1.2 Nhận diện các yếu tố rủi ro

Để mang lại thành công cho các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA, các nhà quản lý dự án phải tính đến tất cả các rủi ro, các yếu tố biến động khó lường, bên cạnh các yếu tố chung còn tiềm ẩn nhiều yếu tố từ các điều kiện hợp đồng, sự ràng buộc của các hiệp định vay, hay thời gian để đưa ra các quyết định ảnh hưởng chung đến tiến độ dự án.... Do đó việc đưa ra danh mục rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn ODA là việc làm có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Danh mục này rất hữu ích cho việc ứng phó với rủi ro, là căn cứ quan trọng cho công tác quản trị rủi ro dự án.

Trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ xét đến các yếu tố rủi ro có thể làm ảnh hưởng xấu đến dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Cụ thể là các rủi ro dẫn đến việc phát sinh chi phí, chậm trễ tiến độ của dự án, chất lượng dự án không đảm bảo, không đáp ứng hiệu quả kinh tế ban đầu đã đề ra...

Cơ sở dữ liệu được thu thập thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó chủ yếu là từ điều tra, hỏi ý kiến các nhà quản lý dự án xây dựng đã và đang tham gia làm việc tại các dự án sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tiến hành hành lập danh mục các yếu tố rủi ro và mã hóa các yếu tố để thuận tiện trong việc nhập và xử lý các số liệu.

Bảng 3.2 Lập danh mục và mã hóa các yếu tố rủi ro

STT Mã hóa RỦI RO

1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (lập dự án đầu tư)

1 R01 Thiếu thông tin trong việc xác định nguồn vốn vay ODA 2 R02 Thông tin sai lệch, chồng chéo trong quy hoạch

3 R03 Mục tiêu, chức năng dự án không được xác định rõ ràng và chính xác 4 R04 Đánh giá sai tính cấp thiết của dự án

5 R05 Xác định khung tiêu chuẩn, quy mô dự án không phù hợp 6 R06 Thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài

7 R07 Công tác điều tra, khảo sát, dự báo sai sót

8 R08 Sự khác biệt giữa điều kiện thực tế tại hiện trường so với khi khảo sát lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế.

9 R09 Luật văn bản chưa rõ ràng 10 R10 Chia gói thầu không phù hợp

2. Giai đoạn thực hiện đầu tư (thiết kế kỹ thuật và triển khai thi công)

11 R11 Những điều kiện ràng buộc của hiệp định vay vốn 12 R12 Điều kiện hợp đồng không đầy đủ

13 R13 Bất bình đẳng trong quan hệ Chủ đầu tư và Nhà thầu 14 R14 Giải phóng mặt bằng chậm

15 R15 Vướng mắc và phát sinh theo các công trình tiện ích 16 R16 Sai sót trong giai đoạn thiết kế

17 R17 Tiến độ thi công kéo dài

18 R18 Sự ảnh hưởng của điều kiện địa chất không lường trước 19 R19 Chiến lược, quy hoạch tổng thể đầu tư không đồng bộ 20 R20 Tổng mức đầu tư, tổng dự toán phải chỉnh sửa nhiều lần 21 R21 Sự khác biệt giữa quy định nhà nước và luật quốc tế 22 R22 Thiếu sự hỗ trợ từ tổ chức cho vay

23 R23 Thiếu hợp tác từ các đơn vị liên quan

24 R24 Trình độ và kinh nghiệm của chủ đầu tư còn hạn chế 25 R25 Tỷ giá hối đoái thay đổi

26 R26 Áp lực đẩy nhanh tiến độ hoàn tất dự án trước kỳ hạn

27 R27 Giá nguyên vật liệu máy móc thiết bị thay đổi làm phát sinh chi phí 28 R28 Công nghệ thi công đặc biệt, máy móc thiết bị chuyên dụng

29 R29 Sai sót trong lập dự toán

30 R30 Lựa chọn Tư vấn giám sát không phù hợp 31 R31 Lựa chọn Nhà thầu thi công không phù hợp

32 R32 Sự cản trở của người dân địa phương trong quá trình thi công 33 R33 Chậm trễ trong công tác thanh toán, tạm ứng

34 R34 Sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn 35 R35 Những thông tin không chính xác tác động xấu đến dự án 36 R36 Áp lực tiến độ giải ngân từ hiệp định vay vốn

37 R37 Phát sinh đơn giá mới

38 R38 Hệ thống quản lý hồ sơ thanh toán, quản lý chất lượng, hoàn công chưa rõ ràng

39 R39 Đưa công trình vào sử dụng không đồng bộ 40 R40 Công tác bàn giao công trình chậm trễ

41 R41 Tranh chấp trong việc xác định thời gian bảo hành công trình 42 R42 Vi phạm tải trọng sử dụng công trình

43 R43 Chưa xác định chủ thể tiếp nhận quản lý 44 R44 Mất cắp, người dân vô ý phá hoại công trình 45 R45 Tai nạn giao thông, sự cố không lường trước

46 R46 Đơn vị tiếp nhận gây khó khăn trong quá trình bàn giao công trình 47 R47 Chưa đồng bộ trong việc phân cấp quản lý

48 R48 Các tranh chấp, kiện tụng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu Các yếu tố rủi ro nêu trên được giải thích cụ thể trong Phụ lục 01

3.2.1.3 Khảo sát, thu thập, xử lý các yếu tố rủi ro

Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro trong xây dựng, ở chương này tác giả tiến hành thực hiện quá trình nhận diện rủi ro trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

a. Mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Các đối tượng tham gia khảo sát bao gồm những người đã và đang tham gia làm việc tại các dự án sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh ở nhiều vị trí khác nhau như: Các chuyên gia, Ban Quản lý, Tư vấn thiết kế, giám sát, Nhà thầu thi công, Tư vấn độc lập...

+ Gửi bảng câu hỏi trực tiếp để thu thập dữ liệu về các yếu tố rủi ro tới tất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện dự án ODA tại ban Giao thông-đô thị TP.HCM (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)