Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhằm phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 104)

Kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Nó vừa phục vụ cho quá trình sản xuất, vừa thu hút nguồn vốn đầu tư. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện vật chất để phát triển hệ thống ASXH mà còn giúp người dân tiếp cận được hệ thống ASXH tốt hơn.

Từng bước phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cụ thể như sau:

95

- Tập trung đầu tư phát triển hệ thống đô thị: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện

để nâng cấp và phát triển các đô thị: Thành phố Ninh Bình (Thành phố Hoa Lư) lên đô thị loại II, thị xã Tam Điệp lên thành phố đô thị loại III, nâng cấp 2 thị trấn Nho Quan, Thị trấn Phát Diệm thành thị xã.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông: xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 1A đoạn qua Ninh Bình, đoạn nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ vào các khu Tràng An, chùa Bái Đính (làm cầu qua sông Đáy, tuyến Nam Định - Lâm -Thiên Tôn); các tuyến đường tránh, đường nối, đường đến các khu du lịch, dịch vụ trọng điểm, đường vào khu cụm công nghiệp và đường vành đai thành phố Ninh Bình, tạo nên sự liên hoàn, thông thoáng các tuyến.

- Phát triển hệ thống thuỷ lợi: Tiếp tục kiên cố hóa hệ thống kênh mương, kênh tưới tiêu kết hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động. Củng cố, nâng cấp, xây dựng mới các trạm bơm tiêu cục bộ ở Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô và nạo vét, mở rộng các sông trục sông Chanh, sông Vân, sông Đức Hậu, sông Gềnh, sông Hệ Dưỡng, sông Trinh Nữ…Thực hiện tưới tiêu khoa học, cung cấp và bảo đảm ổn định nguồn nước. Hoàn thiện, phát triển mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 104)