Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp mới cách xa khu dân cư

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 102)

Hiện nay, một số nhà máy sản xuất vẫn còn nằm hoạt động xen kẽ với khu dân cư đã làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Để tạo điều kiện cho sản xuất thuận tiện, chất lượng cuộc sống của người dân được đảm bảo và bảo vệ được môi trường, tỉnh cần xây dựng và phát triển các KCN

93

mới cách xa khu dân cư. Có như vậy mới đảm bảo được hai mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm ASXH. Để thực hiện điều này thì tỉnh cần chú trọng vào vấn đề quy hoạch. Cụ thể:

+ Quy hoạch các KCN cách xa khu dân cư, nằm ngoài khu du lịch của tỉnh để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân và không ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch.

+ Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN để đảm bảo các quy hoạch KCN đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

+ Quy hoạch phát triển KCN tại mỗi vùng cần phù hợp với điều kiện tài nguyên, đặc điểm kinh tế - xã hội, triển vọng thị trường. Quá trình lập quy hoạch phải tính ngay tới các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và bảo vệ môi trường.

3.2.7. Phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý giữa các vùng, tận dụng lợi thế so sánh của mỗi vùng nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo

Sự chênh lệch phát triển giữa các vùng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giàu nghèo, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch phát triển giữa các vùng là do: kết cấu hạ tầng không được đầu tư, chủ yếu xây dựng ở thành thị và đồng bằng; các hoạt động xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội… ở thành thị và đồng bằng được đầu tư xây dựng và hoạt động hiệu quả hơn so với vùng nông thôn, miền núi. Từ đó, dẫn đến nguồn vốn đầu tư thường tập trung vào nơi có kết cấu hạ tầng phát triển, tạo việc làm cho người lao động ở vùng đó và thu hút nguồn lực của các vùng khác, thu nhập của người lao động ở vùng đó cao hơn; ở vùng sâu vùng xa các dịch vụ xã hội thường thấp hơn dẫn đến trình độ, chất lượng nguồn nhân lực là thấp, chủ yếu là lao động không qua đào tạo, dẫn đến không có việc làm, thu nhập thấp. Như vậy, người dân được hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế là không đều nhau, gây ra bất công trong xã hội, ASXH không được đảm bảo. Vì vậy, cần phải phân bổ nguồn vốn hợp lý giữa các vùng. Cụ thể như sau:

94

nội dung quan trọng nhất, đòi hỏi tỉnh cần có các chính sách khuyến khích đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng và giáo dục ở các vùng khó khăn, kém phát triển; bên cạnh đó điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các chương trình dự án Nhà nước.

Thứ hai, tăng cường đầu tư hạ tầng, chủ yếu là hệ thống giao thông, thuỷ lợi,

nước sạch, điện, giáo dục song song với quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị như là hạt nhân cho sự phát triển toàn vùng và giao lưu giữa các vùng. Thực tế cho thấy, việc tạo dựng kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp và bền vững tới chiến lược xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển vừa mở ra khả năng thu hút vốn đầu tư đa dạng, vừa tạo điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan tỏa lôi kéo các vùng phát triển. Hiện nay, phần lớn các khu công nghiệp thường được xây dựng ở những nơi có kết cấu hạ tầng thuận lợi, nơi có lợi thế so sánh nổi trội. Tuy nhiên, có những vùng có lợi thế so sánh nhưng không thu hút đầu tư vì không có kết cấu hạ tầng thuận lợi dẫn đến chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng.

Một số xã, vùng thuộc miền núi, không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi, thiếu vốn sản xuất nên thu nhập thấp. Cùng với những giải pháp ở trên, tỉnh nên tạo điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn để sản xuất, tăng thu nhập bằng các giải pháp như hỗ trợ người nghèo, vay vốn lãi xuất thấp. Bên cạnh đó, tỉnh định hướng phát triển kinh tế cho từng vùng để phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)