sinh xã hội
Thứ nhất, việc phân phối nguồn vốn đầu tư không đồng đều dẫn đến sự chênh
lệch giàu - nghèo giữa các vùng. Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nhưng nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở những vùng có lợi thế so sánh, còn những vùng miền múi không có lợi thế so sánh thì ít được đầu tư. Những số liệu trong bảng dưới đây cho thấy, năm 2012 vốn đầu tư của tỉnh tập trung nhiều vào thành phố Ninh Bình là 6.417.399 triệu đồng, huyện Gia Viễn là 2.334.916 triệu đồng, huyện Hoa Lư là 3.207.014 triệu đồng. Năm 2012, các huyện có vốn đầu tư thấp là huyện Nho Quan là 1.423.906 triệu, huyện Kim Sơn là 1.192.115 triệu, huyện Yên Mô là 879.991 triệu. Chính việc phân phối nguồn vốn đầu tư không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch giữa các vùng. Hiện nay số hộ nghèo của toàn tỉnh đã giảm nhưng số hộ nghèo còn lại chủ yếu tập trung ở những xã thiếu nguồn vốn đầu tư.
69
Bảng số 2.5: Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo huyện, thành phố, thị xã Đơn vị tính: Triệu đồng STT Tên địa phƣơng Tổng số vốn 2005 2009 2010 2011 2012 2.747.734 16.47.266 23.843.215 22.816.849 17.600.217 1. Tp. Ninh Bình 733.458 7.298.712 4.276784 6.417.399 4.855.913 2. Thị xã Tam Điệp 278.223 1.226.134 3.734.642 1.363.344 1.568.129 3. Huyện Nho Quan 376.936 1.128.351 1.637.981 1.423.906 1.775.639 4. Huyện Gia Viễn 570.945 2.096.62 2.329.606 2.334.916 2.199.271 5. Huyện Hoa Lư 352.220 2.419.732 4.113.788 3.207.014 2.342.944 6. Huyện Yên Khánh 116.325 871.160 5.367.218 5.831.444 2.786.215 7. Huyện Kim Sơn 212.180 928.078 1.374.287 1.224.234 1.192.115 8 Huyện Yên Mô 107.447 478.457 1.008.909 1.014.592 879.991
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2012 tỉnh Ninh Bình
Nhìn vào bảng 2.6 dưới đây, có thể thấy, năm 2006, số hộ nghèo của toàn tỉnh Ninh Bình là 29.611 hộ (chiếm 12,83% tổng số hộ). Trong số đó, huyện Yên Mô có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với 18,43% (5.585 hộ nghèo trên tổng số 30.311 hộ của huyện), tiếp theo là huyện Nho Quan với tỷ lệ hộ nghèo là 18,17%, huyện Hoa Lư với tỷ lệ hộ nghèo là 16,2%, Thành phố Ninh Bình có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là 2,46%, tiếp theo là thị xã Tam Điệp với tỷ lệ 6,24%.
70
Bảng số 2.6: Số liệu hộ nghèo tỉnh Ninh Bình năm 2006
STT Tên địa phƣơng Năm 2006
Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ (%)
1 Tp. Ninh Bình 27.103 669 2,46
2 Thị xã Tam Điệp 13.871 865 6,24
3 Huyện Nho Quan 34.163 6.209 18,17
4 Huyện Gia Viễn 30.029 4.094 13,63
5 Huyện Hoa Lư 18.540 3.005 16,2
6 Huyện Yên Mô 30.311 5.585 18,43
7 Huyện Yên Khánh 36.059 3.614 10,01
8 Huyện Kim Sơn 40.617 5.570 13,86
Chung toàn tỉnh 230.693 29.611 12,83
Nguồn: Theo Đề án số 15-ĐA/UBND ngày 05 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh
Ninh Bình về “Công tác giảm nghèo đến năm 2010”.[15, tr.3]
Thứ hai, ngành nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc làm
ở nông thôn. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bình theo hướng CNH, HĐH, cùng với sự xuất hiện những KCN và đô thị hóa trên địa bàn tỉnh, đã khiến diện tích đất nông nghiệp ở Ninh Bình từ năm 2005 đến nay bị giảm xuống từ chỗ hơn 100 nghìn ha/hai vụ xuống còn khoảng 80 nghìn ha/hai vụ lúa. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng n hất của người nông dân . Sau khi bi ̣ thu hồi đất, đời sống của người nông dân tr ở nên khó khăn. Mô ̣t số gia đình có ý thức ho ̣c nghề mới nhưng để tìm được viê ̣c làm la ̣i không phải là điều dễ dàng . Bởi vì, xuất phát là người nô ng dân, trình độ văn hóa thấp, chuyên môn của ho ̣ bao đời là nghề nông, chưa bao giờ được qua đào t ạo nghề nên cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp rất khó khăn. Từ đó dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn.
Thứ ba, ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân. Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển nhanh theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế - xã hội với nhiều khu công nghiệp - cụm công nghiệp gây hậu quả xấu cho môi trường. Trên
71
địa bàn tỉnh hiện có nhiều nhà máy sản xuất gạch, sản xuất xi măng, đang khai thác khoáng sản, trong quá trình sản xuất mặc dù các nhà máy có ý thức bảo vệ môi trường song khói bụi vẫn chưa được kiểm soát triệt để, gây bức xúc trong nhân dân. Không chỉ môi trường ở thành phố, thị xã trong tỉnh Ninh Bình bị ô nhiễm, ngay cả khu vực nông thôn vốn cũng đang báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Điều lo ngại hiện nay là 7 KCN được thành lập trên địa bàn tỉnh trong đó ba KCN đi vào hoạt động gồm: KCN Gián Khẩu, KCN Tam Điệp giai đoạn I và KCN Khánh Phú thu hút 66 dự án đầu tư. Song hiện nay mới có KCN Khánh Phú xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung giai đoạn I, bước đầu bảo đảm thu gom, xử lý lượng nước thải tại KCN. KCN Gián Khẩu đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải tập trung, dự kiến hoàn thành vào năm 2014. KCN Tam Điệp giai đoạn I chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó, lượng nước thải từ 3 KCN và thành phố Ninh Bình ngày càng nhiều. Với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay của tỉnh đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân.
Thứ tư, việc khai thác quá mức tự nhiên, xâm hại cảnh quan để phát triển du
lịch để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa, nếp nghĩ, lối sống của người dân, đặc biệt là lớp trẻ. Trong những năm qua, cùng với với mức tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh là tỷ trọng của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng tăng lên, điều đó có nghĩa là việc khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, việc khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh là không hợp lý, khai thác quá mức, xâm hại cảnh quan, tác động tiêu cực đến bảo tồn, đa dạng sinh học, cản trở sự phát triển của ngành du lịch và để lại hậu quả cho thế hệ tương lai.
Hoạt động du lịch mang đến những tác động tiêu cực đối với nền văn hóa. Trước tiên, du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Ngày nay, dễ dàng nhận thấy những hình ảnh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các quán ăn tạm, các cửa hàng bán đồ ăn theo… mọc lên rất nhiều
72
với các hoạt động kinh doanh manh mún, xô bồ xung quanh khu vực đền, chùa - nơi vốn là chốn thiêng, không gian tĩnh mịch của tâm linh. Lợi nhuận trước mắt thu được từ du lịch cũng tác động, làm ảnh hưởng đến nếp nghĩ và lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi những giá trị văn hóa trong tâm thức họ. Du lịch mang lại thu nhập và việc làm cho một bộ phận nhân dân địa phương, nhưng có không ít nhân dân địa phương có thu nhập bằng những hành vi kinh doanh và ứng xử thiếu văn hóa.
2.4. Tác động của an sinh xã hội đối với tăng trƣởng kinh tế ở Ninh Bình
2.4.1. Tác động thuận chiều
Một là, tạo môi trường xã hội ổn định, củng cố niềm tin cho người dân. Việc
bảo đảman sinh xã hội của tỉnh đã giúp điều hoà các vấn đề xã hội, tạo nên sự đồng thuận xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, công tác ASXH của tỉnh đã góp phần ổn định đời sống của người lao động. Hệ thống ASXH sẽ góp phần thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả năng lao động, mất việc làm, hoặc chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường, tạo niềm tin cho người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Hiện nay, các khía cạnh của ASXH về cơ bản tỉnh đều đáp ứng được, cụ thể như về giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm, y tế, BHXH đều đạt thành tựu như đã phân tích ở trên, tạo dựng niềm tin cho người dân.
Hai là, kích thích đầu tư. Với tác động tạo ra môi trường xã hội ổn định, hệ
thống ASXH đã tạo ra một yếu tố quan trọng cho việc kích thích đầu tư. Khi môi trường xã hội ổn định nó sẽ thu hút và kích thích đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như sau: những năm trước khi tỉnh được tái lập, khi đó còn chung tỉnh Hà Nam Ninh thì vốn đầu tư vào Ninh Bình rất nhỏ bé, chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp tu bổ đê điều và một số hồ đập phục vụ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 1991 tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh chỉ đạt 30,7 tỉ đồng, trong đó đầu tư tập trung chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp chiếm 86,7% còn lại
73
đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 13,1%. Sau khi tỉnh được tái lập với chính sách kinh tế kết hợp với chính sách xã hội, môi trường xã hội ổn định hơn, từ đó góp phần thu hút đầu tư, vốn đầu tư tăng nhanh. Năm 2011 tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh đạt gần 21.410,9 tỉ đồng, gấp 697 lần năm 1991, bình quân hàng năm thời kì 1992-2011 tăng 38,7%, trong đó thời kì 2001-2011 tăng 43,9%.
Ngoài ra quỹ ASXH, trong đó có quỹ BHXH là nguồn tài chính tập trung khá lớn, được sử dụng để chi trả các chế độ cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy, xét trên cả phương diện chi trả các chế độ, cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ an sinh xã hội đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
2.4.2. Tác động trái chiều
Để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đòi hỏi tỉnh phải có nguồn vốn cho cả tăng trưởng kinh tế và công tác ASXH. Để có được những tác động thuận chiều từ ASXH thì đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư vào công tác ASXH, tức là tăng chi tiêu công. Khi tăng chi tiêu công thì nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Những nội dung của hệ thống ASXH của tỉnh nếu không được giải quyết tốt sẽ dẫn đến hệ quả làm thui chột những thành quả tăng trưởng kinh tế, làm trầm trọng thêm những vấn đề xã hội và cuối cùng là ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của lực lượng lao động. Cụ thể như: hiện nay số hộ nghèo của tỉnh đã giảm mạnh từ 18% năm 2005 (theo tiêu chí năm 2001) xuống còn dưới 6,15% vào năm 2010, tuy nhiên tái nghèo còn cao, nếu không giải quyết tốt vấn đề này nó làm tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, giảm đầu tư cho tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm: tỷ lệ thất nghiệp giảm (tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,2% năm 2000 xuống còn 4% năm 2005 và 3,5% năm 2010) nhưng thất nghiệp hiện nay vẫn xảy ra. Nếu không giải quyết được việc làm cho người lao động thì sẽ gây ra lãng phí nguồn lao động, các tệ nạn xã hội, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
74
2.5. Những vấn đề đặt ra trong việc gắn tăng trƣởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội ở Ninh Bình
Một là, xử lý mâu thuẫn giữa đầu tư cho tăng trưởng và đầu tư cho an sinh xã hội trong điều kiện tỉnh còn nghèo
Trong điều kiện tỉnh còn nghèo thì việc phân bổ vốn đầu tư cho tăng trưởng và đầu tư cho ASXH là rất khó. Nếu việc phân bổ nguồn vốn phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và ASXH điều đó sẽ làm cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định. Nếu phân bổ nguồn vốn không phù hợp sẽ dẫn đến sự kết hợp không hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và ASXH làm cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh không thể phát triển ổn định.
Hai là, xử lý mâu thuẫn giữa kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm khoảng cách giàu - nghèo
Để kích thích tăng trưởng kinh tế, tỉnh thường tăng đầu tư vào những địa phương có lợi thế so sánh hoặc những địa phương có các yếu tố tốt cho quá trình phát triển kinh tế và ít đầu tư vào những địa phương miền núi. Nếu đầu tư theo hướng đó thì tăng trưởng kinh tế tăng lên nhưng khoảng cách giàu nghèo lại càng tăng. Hiện nay, toàn tỉnh còn có nhiều xã đói trọng điểm đó là những xã thuộc miền núi như: Huyện Nho Quan có 9 xã là: Thạch Bình, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Gia Sơn, Văn Phương, Văn Phong, Thanh Lạc và Thượng Hoà. Huyện Kim Sơn, có 3 xã bãi ngang: Kim Trung, Kim Hải và Kim Đông. Thị xã Tam Điệp, có 2 xã là: Yên Sơn và Đông Sơn. Huyện Yên Mô có 3 xã miền núi là: Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thành. Huyện Gia Viễn: có 3 xã vùng phân lũ là Gia Minh, Gia Phong, Gia Lạc. Huyện Hoa Lư có 2 xã là: Ninh Xuân và Ninh Hoà. Huyện Yên Khánh có 1 xã là Khánh Công.
Ba là, giải quyết khó khăn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với bảo đảm việc làm
Ninh Bình là một tỉnh thuần nông, có diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,6% (khoảng 96,7 nghìn ha), với dân cư sống ở địa bàn nông thôn chiếm 81,02% trong tỉnh, nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm cho hơn 50%
75
lao động góp phần tăng thu nhập và xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay, tỉnh đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tức là tỷ trọng và số lượng lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng và số lượng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc bảo đảm việc làm cho người lao động nhất là lao động nông thôn. Bởi vì, lao động nông thôn thường không được đào tạo học nghề và không được nâng cao trình độ cho nên khó có thể tìm được việc làm ở những ngành nghề khác. Do đó, tỉnh vẫn còn khó khăn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với bảo đảm việc làm.
Bốn là, giải quyết mâu thuẫn giữa thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Trong thời gian qua, nhất là 10 năm gần đây, hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình đạt được nhiều kết quả tích cực. Những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh đã tạo điều kiện huy động tốt các nguồn lực để thực hiện mục tiêu ưu tiên phát triển công nghiệp, du lịch theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, đang trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Tính đến nay tỉnh đã thu hút được 451 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt 82.180 tỷ đồng, số dự án chưa triển khai đã thu hồi là 54 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 5.801 tỷ đồng, số dự án còn lại đang hoạt động hoặc đang trong quá trình