Khuyến khích đầu tư vào các dự án tận dụng được nguồn lao động

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 101)

trong nông thôn

Tăng trưởng kinh tế kéo theo quá trình đô thị hoá, lấy đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, kết cấu hạ tầng. Đây là quá trình tất yếu của phát triển kinh tế xã hội. Đô thị hoá vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình CNH, HĐH. Quá trình đô thị hoá có nhiều tác động tích cực nhưng cũng tạo tạo ra những tiêu cực, thách thức lớn. Đó là tình trạng nông dân mất đất và không có việc làm. Khi lao động không có việc làm, không làm ra của cải thì không có tăng trưởng kinh tế, không có điều kiện vật chất để thực hiện ASXH, kinh tế xã hội kém phát triển.

92

Tỉnh Ninh Bình vốn là tỉnh thuần nông, dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Phần lớn diện tích các KCN của tỉnh là diện tích đất nông nghiệp bị san lấp, diện tích đất canh tác bị giảm rõ rệt. Ðiển hình là xã Khánh Phú (huyện Yên Khánh) có tới 90% diện tích đất canh tác bị chuyển đổi sang đất sản xuất công nghiệp. Cùng với diện tích đất canh tác bị giảm là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với giải quyết việc làm, với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, tỉnh cần khuyến khích đầu tư vào các dự án tận dụng được nguồn lao động trong nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Nguồn lao động trong nông thôn chủ yếu là những lao động không có trình độ, tay nghề. Do đó, muốn có việc làm thì cần phải đào tạo nghề cho họ. Khuyến khích những lao động có trình độ THPT ở lứa tuổi từ 20 đến gần 30 tham gia học tại các trường đào tạo nghề ở tỉnh hoặc các trường cao đẳng, trung cấp nghề theo hệ thống đào tạo do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quản lý. Ðối với lao động ở tuổi hơn 30 thì khuyến khích tham gia các lớp dạy nghề như may mặc, mây tre đan, trồng nấm rơm... do doanh nghiệp địa phương mở.

Thực tế, số người không đi học ở các trường nhiều hơn trong nguồn lao động. Cho nên, tỉnh nên khuyến khích thu hút đầu tư vào các ngành may mặc, mây tre đan,… Như vậy, nguồn lao động trong nông thôn mới có việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bảo đảm an sinh xã hội. Muốn vậy, tỉnh cần có những chính sách ưu đại và khuyến khích các doanh nghiệp. Cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp, khu du lịch. Có chính sách huy động tốt, tạo thuận lợi đối với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như mặt bằng, các điều kiện sản xuất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)