Những vấn đề rút ra có thể tham khảo cho tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 50)

Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo ASXH là tâm điểm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và mọi địa phương. Ninh Bình có lợi thế trong việc học tập kinh nghiệm các tỉnh về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ASXH. Đây chính là điều kiện thuận lợi để địa phương có thể phát triển kinh tế bền vững. Qua việc nghiên cứu 3 tỉnh thuộc 3 miền khác nhau của cả nước nhưng đều có điểm chung là tăng trưởng kinh tế cao, ổn định; đều là những địa điểm có du lịch; 3 tỉnh đều phải đối mặt với vấn đề

41

ASXH. Từ những kinh nghiệm của 3 tỉnh có thể rút ra những bài học tham khảo cho Ninh Bình.

Vấn đề có tính tổng quát nhất là, khai thác hợp lý tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (có cả các vùng núi, đồng bằng và vùng biển, đặc biệt là tiềm năng du lịch), từng bước mở rộng quy mô nền kinh tế, nâng cao chất lượng sản xuất - dịch vụ, tăng trưởng bền vững với tốc độ phù hợp; Phát triển kinh tế và giải quyết ASXH lồng quyện với nhau trong từng bước đi, từng chính sách, từng vùng miền. Các kinh nghiệm cụ thể có thể tham khảo là:

Thứ nhất, xây dựng mô hình phát triển kinh tế của Ninh Bình trong những

năm tới phải thực hiện được sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo

đảm ASXH. Để phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi tỉnh phải có sự kết hợp hiệu quả

giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, kết hợp ngay từ đầu và trong từng bước phát triển giữa tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo ASXH.

Thứ hai, phát triển dịch vụ, đưa du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Thực tế, ở các địa phương cho thấy phát triển du lịch đem lại nguồn thu lớn cho địa phương, là ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, phát triển ngành công nghiệp - xây dựng có hàm lượng tri thức,

công nghệ cao. Ninh Bình có nhiều khu công nghiệp, tỉnh cần thu hút các dự án có

hàm lượng tri thức cao, công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, không gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Thứ tư, đầu tư hạ tầng - cơ sở vật chất đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất là điều kiện để phát triển kinh tế, từ đó giải quyết được việc làm cho người lao động. Thực tế, ở các địa phương cho thấy rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp nhiều vào GDP của địa phương và tạo nhiều việc làm cho người lao động. Do đó, Ninh Bình cần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng

cao có việc làm ổn định, thu nhập cao góp phần tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tạo việc làm góp phần bảo đảm an sinh xã hội .

42

Thứ sáu, tạo ra môi trường sạch, an ninh an toàn, đặc biệt là chú trọng phát

triển môi trường văn hóa du lịch, không thương mại hóa giá trị văn hóa tinh thần của địa phương.

Thứ bảy, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bằng cách:

Công khai thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thành phố. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngăn chặn tình trạng phát sinh mới trên địa bàn Thành phố. Di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khu vực ngoại thành và vùng phụ cận.

Thứ tám, bảo vệ cuộc sống của người dân bằng cách: đầu tư cho y tế nhằm

chăm sóc sức khỏe cho người dân; phát triển hệ thống BHXH để phòng chống rủi ro; thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, yếu thế trong xã hội…

43

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ GẮN VỚI BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 50)