Quan điểm và mục tiêu về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm ansinh

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 89)

3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu về tăng trƣởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình xã hội ở tỉnh Ninh Bình

Những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2010 là tiền đề để tỉnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2020. Để phát triển được kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020, tỉnh đã đưa ra mục tiêu tổng quát tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2010 là:

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh và hiệu quả trên cơ sở chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhất là về vị trí địa lý, tài nguyên phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, kinh tế biển và tiềm năng du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng Sông Hồng. Cùng với mục tiêu tổng quát là các chỉ tiêu kinh tế định hướng:

- Về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm: giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 14 - 15%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 11 - 12%/năm.

- Thu nhập bình quân/người: đến cuối năm 2015 đạt 50 triệu đồng (ngang với mức bình quân chung của vùng đồng bằng Sông Hồng) và đến cuối năm 2020 đạt 80 triệu đồng (vượt mức bình quân chung của vùng đồng bằng Sông Hồng).

- Cơ cấu kinh tế: đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: nông, lâm, thủy sản chiếm 9- 10%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47-48%; dịch vụ chiếm 32-43% và đến năm 2020 cơ cấu kinh tế lần lượt là: 7% - 45% - 48%;

Theo đúng quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Cho nên, cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh

80

tế là mục tiêu xã hội. Cụ thể là: trong giai đoạn 2011 – 2020 đời sống nhân dân được cải thiện không ngừng về vật chất và hưởng thụ văn hóa trên cơ sở mở rộng dân chủ. Hệ thống hạ tầng văn hoá, thể thao được cải thiện, xây dựng mới đáp ứng yều cầu phát triển. Bộ mặt nông thôn mới được hình thành; hệ thống đô thị, đặc biệt là thành phố, thị xã phát triển ở tầng cao mới. Đến năm 2015, tới 98% dân thành thị được sử dụng nước sạch và trên 90% dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và tới 2020, tỷ lệ này tương ứng đạt 100% và 98%.

Đưa tỷ lệ trường chuẩn quốc gia lên nhóm khá trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, đến năm 2020 có 100% trường học được kiên cố hóa; chất lượng giáo dục đào tạo có bước tiến bộ căn bản ngay trong giai đoạn 2011 - 2015. Nhanh chóng hoàn thiện bệnh viện tuyến tỉnh, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã. Phấn đấu đạt 10 bác sỹ/1 vạn dân, 30 giường bệnh/1vạn dân vào năm 2020.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống dưới 3%, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 70% vào năm 2020 và tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp bằng tỷ lệ cả nước vào năm 2020; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống bằng mức chung cả nước; lao động công nghiệp, du lịch được phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. [64].

Xuất phát từ chủ trương của Đảng về bảo đảm ASXH trong mỗi bước tăng trưởng kinh tế và từ điều kiện cụ thể của Ninh Bình, để thực hiện được mục tiêu mà tỉnh đặt ra như đã nêu ở trên, việc gắn kết tăng trưởng kinh tế với ASXH của tỉnh cần coi tăng trưởng kinh tế gắn kết hợp lý với bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ trong suốt quá trình phát triển của tỉnh. Bảo đảm thống nhất chính sách phát triển kinh tế và chính sách an sinh xã hội. Tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế bền vững của tỉnh. Từ đây có thể nêu những quan điểm để bảo đảm gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội.

Một là, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững là điều kiện vật chất bảo đảm an

81

định. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất để thực hiện an sinh xã hội; đến lượt nó, bảo đảm tốt an sinh xã hội lại trở thành động lực tinh thần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai là, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội là hai nhân tố chủ lực

của tăng trưởng bền vững. Về bản chất, đây chính là sự tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước ta. Phát huy sự đồng thuận của hai nhân tố này để tạo ra hợp lực phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững hướng tới phát triển toàn diện của con người.

Ba là, tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nó tạo điều kiện để con người tồn tại và phát triển. Nếu tìm mọi cách để tăng trưởng kinh tế cao, hủy hoại môi trường thì chính môi trường sẽ tác động lại một cách tiêu cực đến cuộc sống của con người mà biểu hiện của nó là gây ra biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, chất lượng cuộc sống của người giảm đi. Từ đó, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Bốn là, bảo đảm tính hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã

hội. Không để tăng trưởng kinh tế cao nhưng bảo đảm an sinh xã hội thấp. Cũng không thể dồn phần lớn của cải làm ra để thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội vượt quá khả năng mà nền kinh tế cho phép. Bởi như vậy thì sẽ làm giảm những điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến cho kinh tế trì trệ, suy thoái và rốt cuộc cũng không thực hiện được các chính sách xã hội theo hướng tiến bộ và công bằng.

Năm là, thực hiện gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh

xã hội ngay trong từng giai đoạn và suốt quá trình phát triển nhưng có mức độ và lộ trình cụ thể. Trong mỗi bước đi, mỗi thời điểm cụ thể của quá trình phát triển phải tìm ra đúng mức độ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội sao cho hai mặt này không cản trở, triệt tiêu lẫn nhau mà trái lại chúng có thể bổ trợ cho nhau.

Sáu là, tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh

xã hội hóa dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp các dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng

82

3.1.2. Phương hướng hướng về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2020

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững, nhanh trên cơ sở thực hiện

tốt Chương trình Nghị sự 21. Sản xuất nông sản thực phẩm sạch, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh dẫn đến người sản xuất tìm mọi cách để tồn tại, tìm kiếm lợi nhuận ngày càng cao. Dẫn đến thực trạng sử dụng nhiều thủ đoạn phi đạo đức như sử dụng chất bảo quản quá mức cho phép, chất kích thích, hàng giả... làm tổn hại sức khỏe của người dân, từ đó ASXH không được bảo đảm.

Thứ hai, chú trọng thực thi các biện pháp đảm bảo dân chủ, công bằng và tiến

bộ xã hội, mọi người dân đều được hưởng lợi ích từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế là nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn dân, mọi người dân đều có quyền được hưởng thành quả từ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có những người chưa được hoặc hưởng được ít từ những thành quả này, dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội, nó một mặt triệt tiêu động lực để tăng trưởng kinh tế mặt khác nó tạo ra mâu thuẫn trong xã hội làm mất ổn định môi trường chính trị xã hội. Từ đó, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống. Thông qua

các chương trình/dự án về phát triển công nghiệp, dịch vụ, y tế, giáo dục đào tạo và văn hoá, thông tin, thể thao để tạo cơ hội việc làm cho người dân và là cơ sở để giảm nghèo. Ưu tiên chương trình phát triển tổng thể vùng ven biển và vùng miền núi, trọng tâm là xây dựng thị trấn Bình Minh (nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp) và thị trấn Rịa (phát triển vùng nguyên liệu mía, dứa, rừng sản xuất)...

Thực hiện tốt việc chia sẻ lợi ích, thành quả phát triển một cách công bằng, có ưu tiên nhằm giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng, giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất.

3.2. Một số giải pháp để tăng trƣởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình

3.2.1. Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững

Từ những vấn đề đặt ra trong việc gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm ASXH của tỉnh như đã trình bày ở chương 2, có thể thấy, đã đến lúc cần nhận thức

83

rõ và chủ động áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, khắc phục tình trạng tăng trưởng theo chiều rộng.

3.2.1.1. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: tránh thất thu ngân sách, nhưng cũng

không nên tận thu mà cần nuôi dưỡng nguồn thu, qua đó tăng hợp lý các nguồn thu

cho ngân sách, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho đầu tư phát triển, đảm bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 2011-2020 từ 35-40% tổng chi cân đối ngân sách địa phương. Vốn ngân sách nhà nước cần đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, kết cấu hạ tầng quan trọng, nhằm tạo ra các lợi thế để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Xác định rõ nhu cầu đầu tư của tỉnh, các chủ trương, chương trình nội dung, mục tiêu đầu tư của Trung ương hàng năm để xây dựng các danh mục dự án phù hợp với nhu cầu của địa phương và mục tiêu đầu tư của Trung ương, tránh lãnh phí nguồn vốn ngân sách, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước đối với địa phương.

Đối với nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp tư nhân, cần phát huy tối đa tiềm

năng của dân cư, doanh nghiệp cho đầu tư phát triển. Ưu tiên đầu tư vào phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là hoạt động du lịch, phát triển thương mại. Ban hành cơ chế, chính sách thuận lợi đối với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: mặt bằng sản xuất, các điều kiện sản xuất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, cụ thể là: sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch. Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng để các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Quan tâm đến nhà đầu tư từ khi họ đến cũng như khi dự án đi vào hoạt động.

Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Tăng cường thu hút FDI, mở rộng lĩnh

vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

84

án thu hút và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội để làm căn cứ huy động vốn ODA. Trước mắt tập trung vận động nguồn vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gồm các lĩnh vực xử lý môi trường, nước sạch, giảm nghèo…Cần đặt mục tiêu và có các biện pháp để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, tránh sử dụng lãng phí, để lại gánh nặng trả nợ cho các thế hệ sau.

Đối với nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ: nguồn vốn này chủ yếu là

viện trợ không hoàn lại, tuy quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, như y tế, giáo dục, dân số, trẻ em... Do vậy, cần nắm bắt thời cơ và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương đặc biệt là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để tiếp cận được với các tổ chức NGO.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đây là nguồn vốn rất quan trọng mang tính quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng góp phần giải quyết nhiều vấn đề ASXH. Để xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản sau:

- Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực: đa dạng hóa, chuẩn hóa và từng

bước hiện đại hóa các loại hình giáo dục - đào tạo ở các cấp học, bậc học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nhân lực của các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Khẩn trương nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư trang thiết bị dạy học. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp giảng dạy. Thực hiện xã hội hóa sâu rộng đối với đào tạo các nghề nhằm tạo ra mạng lưới trường, trung tâm và các điểm dạy nghề, đáp ứng mục tiêu chuyển lực lượng lao động có quy mô lớn từ nông nghiệp, chưa qua đào tạo sang lao động công nghiệp, dịch vụ được đào tạo.

- Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực

85

cao chất lượng dạy nghề, chú trọng dạy nghề chất lượng cao, tập trung đào tạo lao động ở những khâu đột phá, các ngành kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, vận tải kho bãi, công nghệ thông tin, cơ khí điện tử, cơ giới, xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...

+ Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu đào tạo và 100% đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề.

3.2.1.3. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông lâm nghiệp, cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với công nghiệp, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng: đề nghị chủ đầu tư thực hiện sản xuất theo công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Tây Âu; riêng xi măng cần theo dây chuyền công nghệ khô và giảm tối đa tiếng ồn, bụi khí.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 89)