Phạm vi của ansinh xã hội

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 33)

Thứ nhất, bảo đảm việc làm, thu nhập tối thiểu, giảm nghèo và bảo hiểm xã hội.

Bảo đảm là luôn duy trì và hướng tới sự an toàn của các thành viên trong xã hội, những chính sách và chương trình phòng ngừa rủi ro hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro; những chính sách, chương trình về thị trường lao động tích cực như đào tạo nghề, hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động là những chính sách cơ bản để ASXH thực hiện được trong phạm vi này

Bảo hiểm xã hội là một chế định xã hội nhằm huy động nguồn tài chính từ người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội và các nguồn khác về vật chất góp phần cho gia đình hoặc người lao động, cho đối tượng chính sách xã hội người có công… khi ốm đau, tai nạn, thai sản hay già yếu, bệnh tật hay chết dẫn đến giảm bất ngờ các nguồn thu nhập. Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro,có vai trò đặc biệt quan trọng với các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro.

Ở nước ta, hệ thống BHXH được hình thành và phát triển theo đúng bản chất của nó từ năm 1992 đối với chế độ khám chữa bệnh (BHYT) và từ năm 1995 đối với các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất (BHXH), từ năm 2008 đối với BHXH tự nguyện, từ năm 2009 đối với BHTN.

Bảo hiểm xã hội giữ vai trò trụ cột, bền vững và mang tính vượt trội trong hệ thống ASXH. Phát huy đầy đủ vai trò của BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một là, bảo hiểm xã hội là hoạt động cần thiết của xã hội nhằm bảo đảm, duy trì và phát triển nguồn lao động cho nền sản xuất xã hội. Theo phương thức BHXH, BHYT, người lao động khi có việc làm và khoẻ mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập để hỗ trợ bản thân hoặc người khác khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình

24

họ. Xuất phát từ vai trò của lao động trong xã hội, lao động đã sáng tạo ra của cải cho xã hội thì sự bảo vệ người lao động trong xã hội là mục tiêu và trách nhiệm hàng đầu của bất cứ xã hội nào. Như vậy, vai trò của lao động trong sự phát triển xã hội đã quy định vai trò trụ cột của BHXH trong hệ thống an sinh xã hội. Hai là,

thực hiện chính sách BHXH, BHYT đảm bảo sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính sách BHXH, BHYT hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản "đóng - hưởng" đã tạo ra sự bình đẳng của người lao động về chính sách BHXH, BHYT. Khi đó, mọi người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau, làm việc trong các ngành nghề khác nhau, ở từng địa bàn khác nhau, theo các hình thức khác nhau đều được tham gia thực hiện các chính sách BHXH, BHYT. Như vậy, mọi người lao động, không phân biệt theo thành phần kinh tế, không phân biệt nghề nghiệp, có việc làm đều là bộ phận của lao động xã hội, đồng thời sản phẩm và dịch vụ do lao động của họ tạo ra cũng là bộ phận cấu thành nên tổng sản phẩm xã hội. Đó là cơ sở đảm bảo sự bình đẳng cho mọi người lao động trước những chính sách xã hội, trong đó có chính sách BHXH. Ba là, thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khoẻ ban đầu cũng như sớm có việc làm, đồng thời góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động. Người lao động tham gia BHXH, BHYT khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả phần lớn chi phí; được nhận tiền trợ cấp ốm đau do không đi làm việc được, được nghỉ chăm con khi con ốm; khi thai sản được nghỉ khám thai, được nghỉ sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi sinh con và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ nhận được phần trợ cấp do giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp gây ra. Ngoài ra người lao động còn được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều trị thương tật nhằm nâng cao thể lực. Khi người lao động mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và được giới thiệu việc làm hoặc gửi đi học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Với những quyền lợi của người lao động khi tham gia

25

BHXH, BHYT đã góp phần thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội, giữ gìn và nâng cao thể lực cho người lao động trong suốt quá trình lao động, sản xuất.

Như vậy, BHXH giữ vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, nó tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, Nhà nước đã có những chính sách phát triển BHXH, số người tham gia BHXH tăng lên với nhiều hình thức bảo hiểm. Cụ thể như: trong BHXH có BHXH bắt buộc (là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia) và BHXH tự nguyện ( là loại hình mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng góp phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội). Phân loại theo các trường hợp rủi ro của bảo hiểm thì BHXH có: BHXH trong trường hợp ốm đau, nghỉ dưỡng; BHXH trong trường hợp thai sản; BHXH trong trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; BHXH trong trường hợp tuổi già; BHXH trong trường hợp bị chết; BHXH trong trường hợp bị mất việc làm và BHYT.

BHYT có hai hình thức tham gia chủ yếu là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Ngoài ra, từ năm 1998 có thêm nhóm BHYT người nghèo với sự trợ cấp từ NSNN. Từ các hình thức BHXH trên đã cho thấy hệ thống BHXH ngày càng phát triển, có độ bao phủ cao, đối tượng tham gia nhiều hơn, không chỉ có những người có việc làm mới được tham gia BHXH mà cả những người không có việc làm vẫn có thể tham gia BHXH.

Hiện nay, Nhà nước đang thực hiện thêm bảo hiểm nông nghiệp (bảo hiểm cây trồng và vật nuôi). Bởi vì, Việt Nam một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản xuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh. Nếu không có bảo hiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, người nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễ dàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói, tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội nan giải khác. Cho nên bảo hiểm nông nghiệp càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, do đặc thù của cây trồng, vật nuôi mà các hoạt động bảo hiểm phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp.

26

Thứ hai, trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất, cho các nhóm có hoàn cảnh khó khăn. Hệ thống ASXH có những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro, bao gồm các chính sách, chương trình về cứu trợ và trợ giúp xã hội. Những chính sách này là hình thức được thực hiện thường xuyên và đột xuất cho nhóm người chưa hoặc không có khả năng vượt qua các hoàn cảnh của họ như tàn tật, trẻ mồ côi, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật vĩnh viễn… với nhiều hình thức và sự đa dạng về huy động nguồn tài chính trong xã hội.

Thứ ba, bảo đảm tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu cho người dân

về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông. Các dịch vụ xã hội này có vai trò rất quan trọng đối với con người. Một trong những phạm vi của ASXH là phải bảo đảm tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu cho người dân. Để thực hiện được điều này thì chi phí của các dịch vụ này phải phù hợp với thu nhập của người dân. Trên thực tế, nếu dịch vụ xã hội tăng quá với mức thu nhập sẽ là một gánh nặng và một cái bẫy không dễ tránh để dẫn tới sự nghèo đói. Từ cảnh nghèo đói, xã hội nảy sinh nhiều tệ nạn như trộm, cướp… và như thế việc mất an sinh xã hội là điều không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 33)