Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế cao đã góp phần làm tăng ngân sách của tỉnh, do vậy nguồn chi cho giáo dục và y tế của tỉnh cũng tăng lên.
Bảng số 2.4: Chi ngân sách địa phương
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2005 2009 2010 2011 2012
Tổng số 1.723.126 7435356 5908856 7743147 5702980
1. Chi đầu tư phát triển 577.031 1.143.373 1.350.496 1.600.490 12.163.86
2. Chi thường xuyên 671.404 1.656.388 2.187.606 2.512.653 3.541.402
- Chi quản lý hành chính 127.984 313.413 500.291 602.179 676.402
- Chi sự nghiệp kinh tế 60.286 208.074 304.897 262.635 468.959
- Chi sự nghiệp xã hội 380.625 986.531 1.337.065 1.566.973 2.359.525
+ Chi giáo dục, đào tạo 264.102 618.006 756.937 877.605 1.428.222
+ Chi y tế 47.436 179.216 257.882 308.892 396.923
+ Chi đảm bảo xã hội 45.569 127.293 136.114 190.196 228.739
+ Chi sự nghiệp xã hội khác 23.518 62.016 186.2 190.280 305.641
- Chi thường xuyên khác 102.509 148.370 45.353 80.866 46.516
61
Số liệu ở bảng trên cho thấy, chi ngân sách địa phương cho giáo dục tăng lên từng năm, năm 2005 là 264.102 triệu đồng, năm 2009 là 618.006 triệu đồng, năm 2010 là 756.937 triệu đồng, năm 2011 là 877.605 triệu đồng, năm 2012 là 1.428.222 triệu đồng. Chi ngân sách địa phương cho y tế cũng tăng lên, năm 2005 là 47.436 triệu đồng, năm 2009 là 179.216 triệu đồng, năm 2010 là 257.882 triệu đồng, năm 2011 là 308.892 triệu đồng, năm 2012 là 396.923triệu đồng. Do có nguồn ngân sách chi cho giải quyết các vấn đề xã hội tăng, nên Ninh Bình có điều kiện vật chất tốt hơn để thực hiện những chính sách an sinh xã hội sau:
2.2.2.1. Chính sách lao động và bảo hiểm xã hội.
- UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm như: đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề tại các huyện, thị xã, thành phố; thực hiện chính sách tín dụng ưu tiên cho học sinh, lao động học nghề; tăng cường liên kết trong lĩnh vực đào tạo nghề, nâng cao tay nghề và xuất khẩu lao động. Số lượng lao động và lao động đã qua đào tạo tăng lên. Cơ hội có việc làm của người lao động tăng lên, giải tỏa sức ép về việc làm cho người lao động trong bối cảnh lực lượng tham gia lao động ngày càng tăng. Công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ lao động đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo và đã có những chuyển biến tích cực. Lao động qua đào tạo tăng từ 71,62 nghìn người năm 2001 (bằng 17% tổng số lao động) lên 205,76 nghìn người năm 2010 (bằng 40% tổng số lao động).
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì chính sách việc làm và chính sách lao động còn có hạn chế. Mặc dù số lượng lao động qua đào tạo liên tục tăng, nhưng chất lượng đào tạo, trình độ, cơ cấu ngành nghề, chưa hợp lý nên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh và yêu cầu hội nhập quốc tế... Từ đó, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, bởi vì nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế. Một đặc điểm đáng lưu ý khác là một số đáng kể người lao động được đào tạo nhưng không làm đúng ngành nghề được đào tạo. Chất lượng lao động đã qua đào tạo hiện nay cũng chưa cao, hàng năm có khoảng 12,5% lao động đã qua đào tạo từ bậc trung cấp nghề trở xuống phải đào tạo lại. Lao động chưa qua
62
đào tạo của tỉnh tuy đã giảm nhanh nhưng hiện vẫn còn ở mức cao (năm 2010 là 60%), đây là hạn chế lớn trong việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các ngành sản xuất để nâng cao năng suất lao động, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Hệ thống BHXH từng bước phát triển. Cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH các tỉnh thành phố trong cả nước, BHXH tỉnh Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 02/QĐ - CT ngày 15/05/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của mình từ 01/10/1995. Từ khi thành lập đến năm 2010, hoạt động BHXH tỉnh Ninh Bình không ngừng phát triển cả về tổ chức cán bộ và chất lượng dịch vụ. Từ chỗ chỉ có 5 phòng nghiệp vụ và 8 đơn vị bảo hiểm xã hội cấp huyện, thị, với 80 cán bộ, viên chức, trong đó trình độ đại học chỉ chiếm 17,5%, trung cấp 76,3%, sơ cấp 6,2%. Đến năm 2010, BHXH tỉnh mở rộng thành 9 phòng nghiệp vụ và hệ thống BHXH cấp huyện, thị xã, thành phố, đưa số cán bộ, công nhân viên chức trong ngành lên 175 người, trong đó trình độ đại học chiếm 70%. Nét nổi bật của công tác BHXH, BHYT ở Ninh Bình trong thời gian qua là vừa phát triển theo xu hướng toàn diện vừa đi vào chiều sâu, vận động nhiều lực lượng tham gia để ổn định đời sống. Người lao động được chăm sóc khi đau ốm, mất sức lao động cho nên số người tham gia BHXH ngày càng đông. Giải quyết chế độ chính sách, chi trả tiền lương hưu, trợ cấp cho những người tham gia BHXH cũng như khám, chữa bệnh cho người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn. Cụ thể như sau: Năm 1995, BHXH Ninh Bình mới quản lý 195 đơn vị, với 26.807 người lao động, đạt mức thu 5,734 tỷ đồng, đến năm 2009 đã vận động được 1.448 đơn vị, với 51.304 người lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc thu được 224 tỷ đồng. Số người tham gia BHYT tự nguyện ngày càng đông hơn và hiệu quả hơn, với 100% số trường tham gia BHYT học sinh, đạt tỷ lệ 95% tổng số học sinh trong diện phải tham gia, đưa Ninh Bình trở thành điểm sáng của cả nước về BHYT học sinh.
Từ năm 2003, việc khám, chữa bệnh theo BHYT trên địa bàn tỉnh cơ bản được nâng cao, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, quyền lợi của
63
người tham gia BHYT được bảo đảm và thuận lợi hơn. Đến nay, BHXH tỉnh đã đón tiếp và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo thẻ BHYT với số tiền hơn 360 tỷ đồng cho gần tám triệu lượt người địa phương, riêng năm 2009 chi 145 tỷ đồng, tăng gần 13 lần so với năm 2003 và 1,5 lần so với kế hoạch năm 2009.
Nhìn chung, do tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao và ổn định nên số người tham gia BHXH ngày càng tăng, người dân có thu nhập tự nguyện tham gia BHXH, ngoài ra tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định về pháp luật của BHXH đến người dân bằng nhiều hình thức, từ đó nhận thức của người dân về BHXH được nâng cao, thực hiện cải cách các thủ tục thực hiện BHXH, giảm bớt giấy tờ, công khai thủ tục…
Về cơ bản tỉnh Ninh Bình đã thực hiện những hình thức BHXH theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi chưa được thực hiện. Đối với Ninh Bình người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, sản xuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh. Nếu không có bảo hiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, người nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễ dàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói, tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội nan giải khác. Cho nên, bảo hiểm nông nghiệp càng trở nên cần thiết đối với Ninh Bình.
2.2.2.2. Chính sách xã hội
Chính sách xã hội bao gồm: chính sách bảo trợ xã hội, chính sách giảm nghèo, chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em, chính sách phòng chống tệ nạn xã hội, chính sách bình đẳng giới tính, chính sách chỉnh hình và phục hồi chức năng. Trong giai đoạn vừa qua, công tác giảm nghèo đã thu được nhiều kết quả tích cực, là một trong những trọng tâm thực hiện phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nhiều chính sách, biện pháp huy động, điều phối các nguồn lực để đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ và hỗ trợ sản xuất, đời sống, giải quyết việc làm. Nhất là ưu tiên thực hiện tại các xã nghèo trọng điểm, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn khoảng 12,4% (tiêu chí mới); tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 10% (tiêu chí 2010), năm 2012 là 8% (tiêu chí mới). Kết quả giảm nghèo là chưa thật vững chắc do tỷ lệ tái nghèo và cận nghèo còn cao, chuẩn
64
nghèo 2005 chưa thực sự phản ánh đúng đối tượng nghèo và còn khoảng cách khá xa so với chuẩn nghèo quốc tế. Do vậy đây vẫn là hoạt động cần quan tâm trong suốt thời gian quy hoạch đến năm 2020.
Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của tỉnh đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân. Theo đó, nhiều công trình xã hội được đầu tư xây dựng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập cũng như sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho trẻ, góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống cho nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều mô hình, đề án trợ giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, miền núi của tỉnh được triển khai thực hiện hiệu quả. Hiện nay, 100% trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh được cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí. Hàng năm có hàng trăm trẻ khuyết tật vận động, bị các dị tật được phẫu thuật miễn phí, được cấp xe lăn, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Riêng trong năm 2012, toàn tỉnh đã có 180 em bị mắc bệnh tim bẩm sinh được khám sàng lọc và đã có 15 em được hỗ trợ phẫu thuật với tổng kinh phí trên 365 triệu đồng.
2.2.2.3. Chính sách người có công
Trong 20 năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh đến nay, công tác chăm lo thực hiện chính sách người có công ở Ninh Bình đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, đoàn thể coi là “vấn đề chính trị, tư tưởng, tình cảm và xã hội”, thể hiện đạo lý “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xác nhận mới và giải quyết chính sách cho gần 115.000 có công với cách mạng, với số tiền chi trả trợ cấp trên 400 tỉ đồng/năm, phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng cho 345 mẹ, công nhận và thực hiện chính sách cho 740 lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa, xác nhận và thực hiện chính sách cho gần 17.000 liệt sỹ, hơn 7.900 thương binh, gần 7.000 bệnh binh, 849 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy, hơn 102.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương Kháng chiến, gần 5.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học…[74].
65
Cùng với việc triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, phong trào toàn dân giúp đỡ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công không ngừng được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Những chương trình lớn như: Xây dựng nhà tình nghĩa; lập Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; tổ chức dạy nghề, tạo việc làm, ổn định đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công; phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng… cùng nhiều hoạt động tình nghĩa thiết thực đã nảy nở từ tình cảm trong cộng đồng thôn, bản, làng, xã, đường phố.
Nhờ thực hiện chu đáo các chính sách ưu đãi và những hoạt động thấm đượm tình nghĩa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh, đã góp phần tích cực để cải thiện và nâng cao đời sống các gia đình chính sách người có công.
2.3. Tác động hai chiều của tăng trƣởng kinh tế đối với an sinh xã hội ở Ninh Bình
2.3.1. Những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến an sinh xã hội
Qua những thành tựu đã đạt được như phân tích ở trên cho thấy, tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều năm đã giúp Ninh Bình giải quyết tốt hơn một số vấn đề ASXH.
Thứ nhất, tăng số việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng số lao động công nghiệp, giảm số lao động nông nghiệp, góp phần từng bước bảo đảm sự đồng bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, từ đó hình thành nên cơ cấu kinh tế hợp lý và đội ngũ lao động có trình độ, có chất lượng. Theo số liệu thống kê, năm 2001 tổng số lao động tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế là 421.333 người (chiếm 81,4% tổng nguồn lao động). Đến năm 2010 tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế là 514.4 nghìn người. Giai đoạn 2001- 2010, quy mô lực lượng lao động tăng mạnh từ 421.333 người đến 514.4 nghìn người. Trung bình, hàng năm giải quyết được trên 17.500 lao động có việc làm mới. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,2% năm 2000 xuống còn 4% năm 2005 và 3,5% năm 2010 [30]. Trong 10 năm (từ 2000 - 2010) đã có 18,8% số lao động đã chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông
66
thôn đã tăng từ 65% năm 2000 lên 71% năm 2005 và trên 74% vào năm 2010. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được thực hiện tích cực và có hiệu quả. Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt 31%, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động. Năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 34%. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh theo hướng tích cực. Trong 5 năm gần đây, 22% số lao động đã chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Thứ hai, tỉnh có điều kiện vật chất để xây dựng các cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân; cơ hội để người dân có điều kiện nâng cao trình độ, hưởng thụ các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tăng. Tăng trưởng kinh tế cao nên ngân sách đầu tư cho giáo dục cũng tăng lên, khi có điều kiện vật chất từ tăng trưởng kinh tế thì hình thức đào tạo không chỉ có trong tỉnh mà còn được đào tạo ở ngoài tỉnh và nước ngoài. Từ đó, chất lượng đào tạo tăng lên, người được đào tạo và người đào tạo đều nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, đây là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,1%, (trên chuẩn là 41,9%). Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa cao tầng đạt 75,9%. Số trường chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ trên 50%; là một trong những tỉnh dẫn đầu trong cả nước. Năm học 2010 - 2011, các cấp học phổ thông đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao, trên 99%; trong đó tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,78%, xếp thứ ba toàn quốc; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 99,87%, xếp thứ tư toàn quốc; Ninh Bình đứng thứ 7 toàn quốc về điểm bình quân của thí sinh thi đại học; trong năm học 2010 – 2011 đã đạt 47 giải học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo được nâng lên. Công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, bãi ngang ven biển ngày càng được quan tâm. Cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, con em người dân tộc, con em các gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật được mở rộng. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 12,7% năm 2000 lên 18% năm 2005 và 28% năm 2010.
67
Cũng do tăng trưởng kinh tế cao, nguồn vốn đầu tư cho ngành y tế tăng lên,