Tác động thuận chiều

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 82)

Một là, tạo môi trường xã hội ổn định, củng cố niềm tin cho người dân. Việc

bảo đảman sinh xã hội của tỉnh đã giúp điều hoà các vấn đề xã hội, tạo nên sự đồng thuận xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, công tác ASXH của tỉnh đã góp phần ổn định đời sống của người lao động. Hệ thống ASXH sẽ góp phần thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả năng lao động, mất việc làm, hoặc chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường, tạo niềm tin cho người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Hiện nay, các khía cạnh của ASXH về cơ bản tỉnh đều đáp ứng được, cụ thể như về giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm, y tế, BHXH đều đạt thành tựu như đã phân tích ở trên, tạo dựng niềm tin cho người dân.

Hai là, kích thích đầu tư. Với tác động tạo ra môi trường xã hội ổn định, hệ

thống ASXH đã tạo ra một yếu tố quan trọng cho việc kích thích đầu tư. Khi môi trường xã hội ổn định nó sẽ thu hút và kích thích đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như sau: những năm trước khi tỉnh được tái lập, khi đó còn chung tỉnh Hà Nam Ninh thì vốn đầu tư vào Ninh Bình rất nhỏ bé, chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp tu bổ đê điều và một số hồ đập phục vụ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 1991 tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh chỉ đạt 30,7 tỉ đồng, trong đó đầu tư tập trung chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp chiếm 86,7% còn lại

73

đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 13,1%. Sau khi tỉnh được tái lập với chính sách kinh tế kết hợp với chính sách xã hội, môi trường xã hội ổn định hơn, từ đó góp phần thu hút đầu tư, vốn đầu tư tăng nhanh. Năm 2011 tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh đạt gần 21.410,9 tỉ đồng, gấp 697 lần năm 1991, bình quân hàng năm thời kì 1992-2011 tăng 38,7%, trong đó thời kì 2001-2011 tăng 43,9%.

Ngoài ra quỹ ASXH, trong đó có quỹ BHXH là nguồn tài chính tập trung khá lớn, được sử dụng để chi trả các chế độ cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy, xét trên cả phương diện chi trả các chế độ, cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ an sinh xã hội đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 82)