1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có sự phát triển kinh tế cao nhất nước cũng là nơi giải quyết tốt vấn đề ASXH. Ở đây, một mặt đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển khoa học công nghệ, mặt khác đồng thời thực hiện 4 giảm: giảm hộ nghèo, giảm tai nạn giao thông, giảm thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội.
Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế khá cao và ổn định. Từ đó, Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện vật chất để chăm sóc cho BHXH, cho y tế và đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng lên. Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển là do dân trí cao, thu hút đầu tư nước ngoài, sử dụng công nghệ cao tạo nên sức bật cho Thành phố.
Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm ASXH thì các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế của Thành phố luôn gắn với bảo đảm ASXH. Cụ thể như sau:
+ Thành phố đã phát triển mạnh ngành du lịch. Bởi vì du lịch là ngành công nghiệp không khói, mang lại giá trị gia tăng cao. Phát triển du lịch vừa góp phần
38
tăng trưởng kinh tế, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
+ Thành phố phát triển ngành công nghiệp - xây dựng có hàm lượng tri thức, công nghệ cao. Thành phố phát triển ngành này là do Thành phố đã đầu tư phát triển hệ thống giáo dục, chất lượng nguồn lao động cao, tạo ra nhiều giá trị và không gây ô nhiễm môi trường.
+ Thành phố luôn chú trọng đầu tư hạ tầng - cơ sở vất chất, tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tốt hệ thống ASXH.
+ Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài - đây là một trong những giải pháp tạo ra sức bật cho Thành phố. Con người là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, Thành phố có nguồn lao động chất lượng cao là một trong những yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó cung cấp nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người dân.
+ Thành phố đã thực hiện hiệu quả trong việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường bằng cách: Công khai thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thành phố. Đồng thời có kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngăn chặn tình trạng phát sinh mới trên địa bàn Thành phố. Di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khu vực ngoại thành và vùng phụ cận.
+ Thành phố đã thực hiện nhiều chính sách an sinh như: hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; đào tạo nghề, hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động; phát triển BHXH. Thành phố thực hiện được nhiều chính sách an sinh là do tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện vật chất cho thực hiện ASXH. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế cao đã thu hút đầu tư, tạo việc làm cho lao động, giảm ngân sách cho Thành phố. Từ đó, tăng trưởng kinh tế của Thành phố cao hơn, tạo điều kiện để thực hiện nhiều chính sách an sinh hơn.
39
Một kinh nghiệm cần học tập Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố đã kêu gọi được người dân tham gia cùng an sinh xã hội. Để làm được điều này là do trình độ dân trí của Thành phố cao nên ý thức được vai trò của ASXH, đồng thời do tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, người dân có thu nhập nên họ đóng góp và tham gia ngày càng nhiều vào hệ thống ASXH.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng cũng là hình mẫu cho việc giải quyết một cách hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội. Các chương trình phát triển kinh tế của thành phố về công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, đô thị hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bao giờ cũng gắn chặt với các chương trình “5 Không”: không hộ đói; không mù chữ; không lang thang xin ăn; không ma túy; không giết người cướp của; và “3 có”: có nhà ở; có việc làm; và có lối sống văn minh đô thị.
Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định trong cả nước, có thế mạnh về du lịch. Để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là do Đà Nẵng chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút được nguồn vốn đầu tư, phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch. Do tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện vật chất cho Đà Nẵng thực hiện nhiều chính sách an sinh.
Điểm nổi bật của Đà Nẵng là luôn đem lại cảm giác thanh bình, dễ chịu và gần gũi với thiên nhiên, là một thành phố có môi trường văn hoá lành mạnh, có nếp sống văn minh đô thị, trình độ dân trí được nâng cao, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đà Nẵng đã tạo ra môi trường sạch, an ninh an toàn đã thu hút khách du lịch, thu hút vốn đầu tư. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhiều chính sách an sinh được thực hiện, chất lượng cuộc sống của dân cư tăng lên.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Quảng Ninh
Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Quảng Ninh có hai thế mạnh là phát triển du lịch và phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.
40
Kinh tế xã hội của Quảng Ninh ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và thực hiện nhiều chính sách an sinh hiệu quả. Để đạt được những thành tựu đó, Quảng Ninh đã lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du lịch bền vững. Quảng Ninh đã cải thiện môi trường đầu tư và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, bằng các giải pháp cụ thể. Đó là, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với thông lệ quốc tế; lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư; tạo cơ chế ưu đãi cụ thể đối với từng dự án; cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng cho tất cả các dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư… Đặc biệt, trước tình hình khó khăn về nguồn lực đầu tư từ ngân sách, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động báo cáo Trung ương để đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù phục vụ sự phát triển của tỉnh mang tính đột phá và lâu dài. Đồng thời tích cực huy động, kêu gọi đầu tư, ưu tiên đầu tư phát triển đô thị, hạ tầng giao thông, các khu kinh tế và văn hóa - xã hội thông qua nguồn đầu tư nước ngoài ODA, FDI và các hình thức đầu tư khác. Tất cả, những cố gắng này nhằm tạo nền hạ tầng tốt nhất phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp tại địa bàn.
Định hướng phát triển kinh tế của Quảng Ninh trong những năm tới là phát triển kinh tế xanh gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ nóng sang tăng trưởng xanh; từ phát triển thiếu bền vững sang bền vững; từ phát triển theo bề rộng sang chiều sâu một cách hài hòa và hợp lý. Quảng Ninh lựa chọn con đường tăng trưởng xanh nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.