Các nhóm đối tượng được hưởng trong hệ thống ansinh xã hội

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 36)

Nhóm đối tượng thứ nhất là những người lao động. Trong cấu trúc của an sinh xã hội thì bảo hiểm xã hội là một trụ cột quan trọng. Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội là những người lao động theo nghĩa rộng. Đó có thể là công chức, cán bộ nhà nước, người lao động “làm công ăn lương”, người lao động ở các khu kinh tế khác và những người phục vụ trong lực lượng vũ trang. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt nam, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

Nhóm đối tượng thứ hai là công dân nói chung đang lâm vào hoàn cảnh khó

khăn về vật chất và tinh thần. Đó có thể là người có lao động hoặc không có khả

năng lao động, có thể là trẻ em, người già, người tàn tật, người mắc các chứng bệnh xã hội, người lang thang…Nhóm đối tượng này sẽ được hưởng chính sách cứu trợ xã hội.

27

Nhóm đối tượng thứ ba là những người có công với cách mạng và thân nhân

của họ, bao gồm: người hoạt động cách mạng trước tháng tám năm 1945, liệt sỹ và

gia đình liệt sỹ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh…

1.3. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và an sinh xã hội.

Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện vật chất để bảo đảm an sinh xã hội. Đến lượt mình, bảo đảm an sinh xã hội là động lực, mục tiêu của tăng trưởng, phát triển kinh tế.

1.3.1. Tăng trưởng kinh tế tác động đến an sinh xã hội

Thứ nhất, trên khía cạnh việc làm, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định góp phần làm tăng ngân sách, nguồn vốn đầu tư tăng lên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút và sử dụng lực lượng lao động lớn, đồng thời tăng trưởng kinh tế làm biến đổi cơ cấu ngành kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tạo ra nhiều việc làm. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế cao cũng có tác động tiêu cực đến khía cạnh việc làm. Cụ thể như sau: Khi tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện vật chất để ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, nếu giáo dục đào tạo không đáp ứng kịp sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nhiều lao động giản đơn, tăng thất nghiệp nhưng lại thiếu lao động lành nghề. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế dẫn đến tự do sản xuất kinh doanh và thực hiện mở cửa nền kinh tế trong điều kiện tự do hoá kinh tế toàn cầu làm gia tăng áp lực cạnh tranh. Điều này sẽ tạo ra nguy cơ phá sản, thu hẹp sản xuất. Đồng thời, hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì những tác động từ bên ngoài vào nước ta cũng mạnh mẽ hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm thu hẹp thị trường xuất khẩu, giảm đầu tư, trì trệ sản xuất trong nước. Số người mất việc làm, thất nghiệp sẽ gia tăng. Cho nên, cần lựa chọn những giải pháp để tăng trưởng kinh tế gắn liền với giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thu nhập, ổn định đời sống cho dân cư.

28

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế tác động đến an sinh xã hội trên khía cạnh thu

nhập, phân hóa giàu nghèo và giảm nghèo. Nếu tăng trưởng kinh tế cao và ổn định tạo việc làm cho người lao động, sẽ làm cho thu nhập của dân cư tăng lên, người dân có điều kiện vật chất để nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất hàng hóa luôn luôn tồn tại cạnh tranh, khi sản xuất hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường thì cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh tất yếu sẽ có người bị thua cuộc, phá sản, trở nên nghèo đói và những người tồn tại được trong cạnh tranh trở nên giàu có. Khi tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện vật chất cho các nhà sản xuất cạnh tranh, từ đó nảy sinh sự phân hóa giàu nghèo và khoảng chênh lệch lớn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đòi hỏi nhà nước phải có sự điều tiết thu nhập để giảm bớt bất bình đẳng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện trước tiên để cải thiện chính sách an sinh xã hội, khắc phục tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Bởi vì, tăng trưởng kinh tế tạo việc làm cho người dân, tăng thu nhập, từ đó người dân tự nuôi sống bản thân mình, thoát nghèo. Như vậy, nhà nước không phải nuôi họ nữa, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nhà nước tập trung ngân sách để đầu tư cho phát triển kinh tế, từ đó khắc phục được tình trạng nghèo đói của quốc gia. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế cũng dẫn đến sự phát triển chênh lệch giữa các vùng miền, làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Bởi vì, để có tăng trưởng kinh tế thì nguồn vốn đầu tư và hướng đầu tư thường tập trung vào những vùng có lợi thế so sánh. Do đó, những vùng có lợi thế so sánh, có điều kiện thuận lợi thì phát triển hơn những vùng khó khăn, không có tiềm năng thế mạnh và thu nhập của người dân ở những vùng này cũng chênh lệch nhau.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế tác động đến an sinh xã hội trên khía cạnh công

bằng xã hội. Khi tăng trưởng kinh tế cao thì thu nhập chủ yếu thuộc về người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, còn người bán sức lao động lại có thu nhập tăng chậm hơn. Từ đó, dẫn đến một số người giàu lên nhanh chóng và một số người có thu nhập chậm hơn, dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế tạo ra của cải cho xã hội đây chính là điều kiện để thực hiện

29

công bằng xã hội. Tăng trưởng càng cao, kinh tế càng phát triển, càng có điều kiện để thực thi các chính sách công bằng xã hội, càng có điều kiện để cho tất cả mọi người đều được hưởng các chính sách ASXH như nhau.

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế tác động đến an sinh xã hội trên khía cạnh BHXH. Tăng trưởng kinh tế tác động tích cực trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Bởi vì, tăng trưởng kinh tế làm gia tăng cơ hội có việc làm đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách BHXH. Đối với người lao động, để vừa đảm bảo được những chi tiêu thường xuyên và ngày càng tăng lên của gia đình và vừa thực hiện được nghĩa vụ đóng BHXH, họ phải tìm cách để tăng thu nhập, nghĩa là phải làm việc nhiều hơn hoặc làm việc có năng suất, có hiệu quả hơn để được trả lương cao hơn. Khi người lao động làm việc có năng suất, có chất lượng, doanh nghiệp cũng có lợi ích, doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp tăng cao hơn và cũng có điều kiện hơn để thực hiện tốt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động. Khi người lao động và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Nhà nước sẽ có nguồn thu nhiều hơn (thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp,…) có điều kiện tài chính tốt hơn để đóng góp cho quỹ BHXH.

Có thể nói, hiệu ứng tích cực từ tăng trưởng kinh tế là tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Người lao động có thu nhập càng cao và ổn định, họ sẽ càng có điều kiện tốt hơn, để tham gia BHXH. Đồng thời, khi kinh tế phát triển, Nhà nước và các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nhờ vậy, những rủi ro trong lao động như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ giảm đi và do đó quỹ BHXH sẽ giảm chi do đối tượng hưởng giảm. Đây là ảnh hưởng, tác động tiếp của tăng tưởng kinh tế đối với BHXH. Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng, Nhà nước có khả năng hơn để cải thiện điều kiện sống cho người lao động, như đầu tư vào kết cấu hạ tầng công cộng, đầu tư cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và người lao động nói riêng. Nhờ vậy, người lao động ít bị những “rủi ro

30

xã hội” hơn, như giảm tai nạn, ốm đau, bệnh tật, giảm được những rủi ro khi sinh đẻ (đối với lao động nữ). Đây cũng là ảnh hưởng tác động gián tiếp của tăng trưởng kinh tế đối với chính sách BHXH. Tăng trưởng kinh tế làm tăng phần sản phẩm xã hội phân bổ cho việc trợ cấp, cải thiện lương hưu cho người về hưu. Tăng trưởng nhanh chóng cũng có thể làm giảm bớt việc tăng mức đóng cho người lao động và người sử dụng lao động mà vẫn đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH.

Tóm lại, tăng trưởng kinh tế là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề ASXH. Tăng trưởng kinh tế tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, là cơ sở để nâng cao mức sống người dân, ổn định chính sách hiện tại, đảm bảo cuộc sống tương lai. Nhờ tăng trưởng kinh tế, Nhà nước mới có điều kiện xây dựng những cơ sở phúc lợi như nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, cơ sở phúc lợi dành cho người tàn tật, các khu vui chơi giải trí, các bệnh viện mới và hiện đại, mở mang hệ thống giáo dục, y tế .... Nhờ có tăng trưởng kinh tế, dân trí của người dân được nâng cao, trình độ nhận thức cao hơn nhất là nhận thức được vai trò của hệ thống ASXH, từ đó họ tham gia tích cực vào hệ thống ASXH. Nhờ có tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, do đó họ có thu nhập để đóng góp tham gia vào nhiều hình thức BHXH, góp phần phát triển ASXH.

1.3.2. An sinh xã hội tác động đến tăng trưởng kinh tế

Thứ nhất, ASXH góp phần nâng cao năng suất lao đô ̣ng của người lao đô ̣ng, góp phần làm tăng trưởng kinh tế cao. Khi BHXH ra đời và phát triển sẽ tạo tâm lí yên tâm cho người lao động. Khi về già họ được hưởng tiền lương hưu, khi ốm đau, mất việc họ được hưởng trợ cấp, ổn định thu nhập từ đó giúp họ an tâm làm việc, tập trung làm việc, nâng cao tay nghề, năng suất lao động tăng lên, thu nhập tăng lên góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi người người dân an tâm làm việc, thu nhập tăng, họ có thể tự nuôi sống bản thân, thoát nghèo, xã hội không phải nuôi họ nữa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, Nhà nước sẽ tập trung đầu tư vốn nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế, từ đó góp phần làm tăng trưởng kinh tế cao.

31

Thứ hai, ASXH góp phần giải quyết những hệ lụy của tình trạng thất nghiê ̣p, mang lại thu nhập cho người thất nghiệp góp phần ổn định xã hội. Đối với nền kinh tế thị trường, thất nghiê ̣p là điều không thể tránh khỏi . Vấn đề chính của mỗi quốc gia là làm sao điều chỉnh được t ỉ lê ̣ thất nghiê ̣p và giữ chúng ở mức thấp . Tỉ lệ thất nghiê ̣p ở mô ̣t quốc gia ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia đó. Tỉ lệ thất nghiệp thấp chứng tỏ số người tham gia lao đô ̣ng cao từ đó dẫn tới sản xuất nhiều hàng hóa , viê ̣c trao đổi diễn ra ma ̣nh mẽ , nhu cầu xã hô ̣i tăng cao , thu nhâ ̣p mỗi cá nhân tăng , kinh tế phát triển ma ̣nh . Trong hê ̣ thống các chế đô ̣ của BHXH, chế đô ̣ trợ cấp t hất nghiê ̣p đã làm rất tốt nhiê ̣m vu ̣ giải quyết thất nghiê ̣p . Khi người lao đô ̣ng thất nghiê ̣p ho ̣ sẽ nhâ ̣n được mô ̣t khoản bù đắp thu nhâ ̣p bi ̣ mất do mất viê ̣c làm , đồng thời ta ̣o điều kiê ̣n cho ho ̣ tìm kiếm viê ̣c làm mới trong thị trường lao đô ̣ng và sớm quay la ̣i làm viê ̣c t ạo ra của cải cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hô ̣i, giảm bất bình đẳng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi mọi đối tượng đều được nhà nước quan tâm, đều được hưởng lợi ích của hệ thống ASXH sẽ tạo ra tâm lý không nặng nề, tạo ra sự ổn định xã hội, từ đó mọi người dân có điều kiện để cống hiến cho xã hội, giảm bất bình đẳng, mọi người có việc làm, có thu nhập sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Khi người dân có thu nhập, họ tự nuôi sống mình, xã hội không phải nuôi họ nữa, ngân sách nhà nước sẽ tập trung cho tăng trưởng kinh tế. Như vậy, ASXH vừa là tiền đề để tạo ra ổn định xã hội, vừa là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thứ tư, ASXH góp phần ổn đi ̣nh chính tri ̣ - xã hội , tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Với chế đô ̣ trợ cấp thất nghiê ̣p , người lao đô ̣ng có cơ hội, thời gian để tìm kiếm viê ̣c làm . Nếu không có chế đô ̣ trợ c ấp thất nghiệp và người lao động không tìm được công việc thích hợp với mình thì rất có thể họ tạo ra thu nhập bằng cách buôn bán những mặt hàng cấm hay sa vào các tệ nạn xã hô ̣i. Vì vậy, chế đô ̣ trợ cấp thất nghiê ̣p góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở nước ta, do đặc thù trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược kéo dài nên số người có công với nước cũng rất lớn. Vì thế, chính sách xã hội đối với người có công với nước là một nét đặc thù trong bảo đảm ASXH của nước ta. Với chính sách ưu đãi xã hội , những người có công trong viê ̣c bảo vê ̣ và xây dựng đất nước đươ ̣c hưởng những ưu đãi nhất đi ̣nh qua đó làm cho người có công cảm thấy hài lòng, thỏa mãn về những việc mình đã làm đ ược đền đáp xứng đáng , làm cho họ cảm thấy công bằng. Đồng thời ưu đãi xã hội cũng răn dạy thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với thế hê ̣ trước, tạo cho thế hệ trẻ những suy nghĩ đúng đắn.

Với chính sách xóa đói giảm ng hèo, những người nghèo sẽ được bảo vê ̣. Khi nghèo đói con người có thể sẽ có những suy nghĩ lệch lạc , sai trái từ đó dễ dẫn tới những hành đô ̣ng sai trái , bất cần, vì ho ̣ cảm thấy bất công , đối xử tê ̣ ba ̣c với ho ̣ , chính xã hô ̣i làm cho ho ̣ nghèo đói . Chính sách xóa đói giảm nghèo hiệu quả sẽ làm cho số người nghèo giảm, góp phần ta ̣o nên xã hô ̣i ổn đi ̣nh.

Viê ̣c đảm bảo công bằng xã hô ̣i cũng là mô ̣t yếu tố giúp ổn đi ̣nh xã hô ̣i . Khi khoảng cách thu nhâ ̣p giữa các cá nhân được thu he ̣p thì viê ̣c tranh chấp để phân chia la ̣i thu nhâ ̣p sẽ ít đi . Viê ̣c phân phối la ̣i thu nhâ ̣p có chiều hướng có lợi cho người có thu nhâ ̣p thấp sẽ làm giảm đi mâu thuẫn giữa ho ̣ và những ngườ i có thu nhâ ̣p cao. Qua đó, sẽ làm ổn đi ̣nh chính tri ̣ xã hô ̣i.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 36)