Những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến ansinh xã hội

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 75)

Qua những thành tựu đã đạt được như phân tích ở trên cho thấy, tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều năm đã giúp Ninh Bình giải quyết tốt hơn một số vấn đề ASXH.

Thứ nhất, tăng số việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng số lao động công nghiệp, giảm số lao động nông nghiệp, góp phần từng bước bảo đảm sự đồng bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, từ đó hình thành nên cơ cấu kinh tế hợp lý và đội ngũ lao động có trình độ, có chất lượng. Theo số liệu thống kê, năm 2001 tổng số lao động tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế là 421.333 người (chiếm 81,4% tổng nguồn lao động). Đến năm 2010 tổng số lao động đang tham gia hoạt động trong các ngành kinh tế là 514.4 nghìn người. Giai đoạn 2001- 2010, quy mô lực lượng lao động tăng mạnh từ 421.333 người đến 514.4 nghìn người. Trung bình, hàng năm giải quyết được trên 17.500 lao động có việc làm mới. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,2% năm 2000 xuống còn 4% năm 2005 và 3,5% năm 2010 [30]. Trong 10 năm (từ 2000 - 2010) đã có 18,8% số lao động đã chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông

66

thôn đã tăng từ 65% năm 2000 lên 71% năm 2005 và trên 74% vào năm 2010. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được thực hiện tích cực và có hiệu quả. Năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã đạt 31%, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động. Năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 34%. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh theo hướng tích cực. Trong 5 năm gần đây, 22% số lao động đã chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Thứ hai, tỉnh có điều kiện vật chất để xây dựng các cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân; cơ hội để người dân có điều kiện nâng cao trình độ, hưởng thụ các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tăng. Tăng trưởng kinh tế cao nên ngân sách đầu tư cho giáo dục cũng tăng lên, khi có điều kiện vật chất từ tăng trưởng kinh tế thì hình thức đào tạo không chỉ có trong tỉnh mà còn được đào tạo ở ngoài tỉnh và nước ngoài. Từ đó, chất lượng đào tạo tăng lên, người được đào tạo và người đào tạo đều nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, đây là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 98,1%, (trên chuẩn là 41,9%). Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa cao tầng đạt 75,9%. Số trường chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ trên 50%; là một trong những tỉnh dẫn đầu trong cả nước. Năm học 2010 - 2011, các cấp học phổ thông đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao, trên 99%; trong đó tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,78%, xếp thứ ba toàn quốc; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bổ túc THPT đạt 99,87%, xếp thứ tư toàn quốc; Ninh Bình đứng thứ 7 toàn quốc về điểm bình quân của thí sinh thi đại học; trong năm học 2010 – 2011 đã đạt 47 giải học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo được nâng lên. Công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, bãi ngang ven biển ngày càng được quan tâm. Cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, con em người dân tộc, con em các gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật được mở rộng. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 12,7% năm 2000 lên 18% năm 2005 và 28% năm 2010.

67

Cũng do tăng trưởng kinh tế cao, nguồn vốn đầu tư cho ngành y tế tăng lên, đồng thời tỷ lệ có việc làm tăng, thu nhập của người dân được cải thiện nên một bộ phận người dân tự nguyện đóng góp để phát triển dịch vụ y tế. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện, công tác y tế dự phòng được quan tâm, dịch bệnh được kiểm soát. Các mục tiêu kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh môi trường, tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng được quan tâm thực hiện. Cơ sở vật chất thuộc hệ thống khám, chữa bệnh cho nhân dân được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, các nguồn lực của ngành y tế được tăng cường. Trong 10 năm đã hoàn thành đưa vào sử dung 14 phòng trung tâm y tế tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực, một số bệnh viện tuyến tỉnh có quy mô lớn, hiện đại như: Bệnh viện đa khoa 700 giường, bệnh viên lao và bệnh phổi... qua đó nâng cao năng lực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh cũng như các vùng phụ cận. Một số chỉ tiêu y tế được nâng lên cao như: tuổi thọ bình quân tăng từ 68 tuổi năm 2000 lên 71 tuổi năm 2005 và 74 tuổi năm 2010; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 36,5% năm 2000 xuống còn 23,5% năm 2005 và 17% năm 2010; đến năm 2010 mạng lưới y tế có đủ ở 100% xã, phường, thị trấn. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh theo hướng tích cực. Trong 5 năm (2005 - 2010), 22% số lao động đã chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Thứ ba, thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế

cao và ổn định đã làm cho ngân sách của địa phương tăng lên, từ đó tăng ngân sách cho công tác xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện, phương tiện để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo và từ đó làm giảm bớt sự hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh. Nhờ đó mà công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả nổi bật. Đến năm 2010, toàn tỉnh cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 18% năm 2005 (theo tiêu chí năm 2001) xuống còn dưới 6,15% vào năm 2010 (theo tiêu chí 2005), bình quân mỗi năm trong cả tỉnh có gần 3.300 hộ thoát nghèo. Tính chung cho giai đoạn 2006 -2010, cứ 1% tăng trưởng dẫn đến giảm được gần 0,32% tỷ lệ hộ nghèo. Cùng với

68

sự phấn đấu quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đến hết năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,86 % (theo tiêu chí 2011 - 2015). Đã hoàn thành xây, sửa chữa gần 3.000 nhà ở dột nát cho hộ nghèo, hộ chính sách

Thứ tư, tỉnh có điều kiện vật chất để thực hiện tốt hơn nữa chính sách BHXH. Tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân tăng, từ đó giúp một bộ phận người dân có điều kiện và tự nguyện tham gia vào các hình thức BHXH. Số lượng người tham gia BHXH và các loại hình bảo hiểm khác tăng giúp làm giảm những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt đối với những người làm nông nghiệp, những người có hoàn cảnh neo đơn,…

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)