Tác động trái chiều

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 83)

Để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đòi hỏi tỉnh phải có nguồn vốn cho cả tăng trưởng kinh tế và công tác ASXH. Để có được những tác động thuận chiều từ ASXH thì đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư vào công tác ASXH, tức là tăng chi tiêu công. Khi tăng chi tiêu công thì nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Những nội dung của hệ thống ASXH của tỉnh nếu không được giải quyết tốt sẽ dẫn đến hệ quả làm thui chột những thành quả tăng trưởng kinh tế, làm trầm trọng thêm những vấn đề xã hội và cuối cùng là ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của lực lượng lao động. Cụ thể như: hiện nay số hộ nghèo của tỉnh đã giảm mạnh từ 18% năm 2005 (theo tiêu chí năm 2001) xuống còn dưới 6,15% vào năm 2010, tuy nhiên tái nghèo còn cao, nếu không giải quyết tốt vấn đề này nó làm tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, giảm đầu tư cho tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm: tỷ lệ thất nghiệp giảm (tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,2% năm 2000 xuống còn 4% năm 2005 và 3,5% năm 2010) nhưng thất nghiệp hiện nay vẫn xảy ra. Nếu không giải quyết được việc làm cho người lao động thì sẽ gây ra lãng phí nguồn lao động, các tệ nạn xã hội, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

74

2.5. Những vấn đề đặt ra trong việc gắn tăng trƣởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội ở Ninh Bình

Một là, xử lý mâu thuẫn giữa đầu tư cho tăng trưởng và đầu tư cho an sinh xã hội trong điều kiện tỉnh còn nghèo

Trong điều kiện tỉnh còn nghèo thì việc phân bổ vốn đầu tư cho tăng trưởng và đầu tư cho ASXH là rất khó. Nếu việc phân bổ nguồn vốn phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và ASXH điều đó sẽ làm cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định. Nếu phân bổ nguồn vốn không phù hợp sẽ dẫn đến sự kết hợp không hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và ASXH làm cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh không thể phát triển ổn định.

Hai là, xử lý mâu thuẫn giữa kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm khoảng cách giàu - nghèo

Để kích thích tăng trưởng kinh tế, tỉnh thường tăng đầu tư vào những địa phương có lợi thế so sánh hoặc những địa phương có các yếu tố tốt cho quá trình phát triển kinh tế và ít đầu tư vào những địa phương miền núi. Nếu đầu tư theo hướng đó thì tăng trưởng kinh tế tăng lên nhưng khoảng cách giàu nghèo lại càng tăng. Hiện nay, toàn tỉnh còn có nhiều xã đói trọng điểm đó là những xã thuộc miền núi như: Huyện Nho Quan có 9 xã là: Thạch Bình, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Gia Sơn, Văn Phương, Văn Phong, Thanh Lạc và Thượng Hoà. Huyện Kim Sơn, có 3 xã bãi ngang: Kim Trung, Kim Hải và Kim Đông. Thị xã Tam Điệp, có 2 xã là: Yên Sơn và Đông Sơn. Huyện Yên Mô có 3 xã miền núi là: Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thành. Huyện Gia Viễn: có 3 xã vùng phân lũ là Gia Minh, Gia Phong, Gia Lạc. Huyện Hoa Lư có 2 xã là: Ninh Xuân và Ninh Hoà. Huyện Yên Khánh có 1 xã là Khánh Công.

Ba là, giải quyết khó khăn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với bảo đảm việc làm

Ninh Bình là một tỉnh thuần nông, có diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,6% (khoảng 96,7 nghìn ha), với dân cư sống ở địa bàn nông thôn chiếm 81,02% trong tỉnh, nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm cho hơn 50%

75

lao động góp phần tăng thu nhập và xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay, tỉnh đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tức là tỷ trọng và số lượng lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trọng và số lượng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc bảo đảm việc làm cho người lao động nhất là lao động nông thôn. Bởi vì, lao động nông thôn thường không được đào tạo học nghề và không được nâng cao trình độ cho nên khó có thể tìm được việc làm ở những ngành nghề khác. Do đó, tỉnh vẫn còn khó khăn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với bảo đảm việc làm.

Bốn là, giải quyết mâu thuẫn giữa thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

Trong thời gian qua, nhất là 10 năm gần đây, hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình đạt được nhiều kết quả tích cực. Những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh đã tạo điều kiện huy động tốt các nguồn lực để thực hiện mục tiêu ưu tiên phát triển công nghiệp, du lịch theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, đang trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Tính đến nay tỉnh đã thu hút được 451 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt 82.180 tỷ đồng, số dự án chưa triển khai đã thu hồi là 54 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 5.801 tỷ đồng, số dự án còn lại đang hoạt động hoặc đang trong quá trình đầu tư là 397 dự án, với số vốn đăng ký 76.379 tỷ đồng. Trong đó thu hút đầu tư nước ngoài là 27 dự án, với số vốn đăng ký là 14.536 tỷ đồng từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo các hình thức đầu tư liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.

Thu hút đầu tư tăng lên, cơ sở sản xuất nhiều hơn sẽ tác động đến môi trường. Dễ dàng nhận thấy là ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, tài nguyên khoáng sản khai thác không hợp lý... Thu hút đầu tư là để tăng trưởng kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế mà không bảo vệ môi trường thì không đạt được tăng trưởng và phát triển bền vững. Do đó, tỉnh phải tìm cách thu hút đầu tư để tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường.

76

Năm là, giải quyết khó khăn giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa

Là tỉnh không lớn, nhưng Ninh Bình lại có bề dày lịch sử và văn hoá. Đây là vùng địa lịch sử, địa văn hoá, đã một thời là vùng đất thiêng - địa chính trị của quốc gia Đại Cồ Việt. Với những di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đã trở thành điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn du khách. Ngành du lịch Ninh Bình đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Doanh thu tăng mạnh, đặc biệt là trong giai đoạn 2008-2010, từ 14,72 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 26,43 tỷ đồng năm 2005 và năm 2010 đạt 859 tỷ đồng. Năm 2011 có khoảng 3,25 nghìn lượt khách. Năm 2012 có khoảng 3,75 nghìn lượt khách. Du lịch Ninh Bình đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhưng nó cũng có tác động tiêu cực đến bản sắc văn hóa, nếp nghĩ và lối sống của người dân. Do đó, tỉnh cần tìm cách tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hóa.

Tóm lại, qua việc phân tích thực trạng về tăng trưởng kinh tế, về các chính sách ASXH và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm ASXH trên địa bàn tỉnh, có thể rút ra một số nội dung khái quát như sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao và ổn định. Yếu tố dẫn đến

tăng trưởng kinh tế của tỉnh là các KCN. Sự phát triển của các KCN một mặt nó tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân. Mặt khác, sự phát triển về số lượng các KCN tương đương với việc người dân mất đất nông nghiệp, không có đất sản xuất, không có việc làm. Mặc dù, có một lực lượng lao động nông thôn được làm việc trong các KCN nhưng số lao động này là không nhiều, bởi vì họ xuất phát là người nông dân , trình độ văn hóa thấp, chuyên môn của họ là nghề nông, chưa đươ ̣c qua đào tạo nghề. Do đó, người lao đô ̣ng nông thôn không đáp ứ ng được trình đô ̣ để làm viê ̣c trong các KCN . Khi người nông dân không có ruộng đất, không có BHXH thì đời sống của họ rất bấp bênh, ASXH cũng không bảo đảm. Vấn đề đặt ra là phát triển các KCN gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

77

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đang đúng hướng CNH, HĐH,

tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Tỉnh đang chuyển dịch sang phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng số lao động chuyển từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp và du lịch chưa phù hợp. Tỉnh Ninh Bình có khoảng 70% lao động nông nghiệp nên bảo đảm ASXH đối với lao động nông thôn là bấp bênh. Vì thế, gắn với quá trình đô thị hóa, số nông dân thuộc diện có đất thu hồi cũng tăng và nhiều người trong số họ sẽ không tìm được hoặc thiếu việc làm. Thực tế, đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP không cao, trong khi lực lượng lao động nông nghiệp, sống ở nông thôn lại đông. Đây chính là bài toán khó giải đối với tỉnh trong việc bảo đảm ASXH cho người dân. Vấn đề đặt ra là chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng lao động.

Thứ ba, Ninh Bình lựa chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ninh

Bình đều có 2 thế mạnh phát triển du lịch và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp - vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp có khói, gây ô nhiễm môi trường và đối tượng lao động của ngành này chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên (nhất là đá vôi), phát triển ngành này sẽ không lâu dài và bền vững. Ngành du lịch là ngành công nghiệp không khói, có giá trị gia tăng cao, phát triển ngành này sẽ lâu dài và bền vững. Cho nên, sự lựa chọn của tỉnh là đúng đắn. Du lịch Ninh Bình đang phát triển, mang lại nguồn thu cho tỉnh, mang lại thu nhập cho dân cư, môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay do phát triển theo chiều rộng nên các nguồn thu này đang được khai thác mà chưa được nuôi dưỡng hợp lý. Vấn đề đặt ra là tỉnh cần có giải pháp để phát huy được cả 2 thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững.

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao đã tạo việc làm cho người lao động,

tuy nhiên hiện nay tỉnh vẫn còn thất nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đất thất nghiệp là do công tác đào tạo nghề chưa hiệu quả. Cụ thể như sau: các nghề mà người lao đô ̣ng được đào ta ̣o không phù hợp với nhu cầu và yêu cầu chất lượng cần đa ̣t được của doanh nghiê ̣p và xã h ội; tại các cơ sở đào tạo không chỉ có số ngành

78

nghề chưa phong phú, mà nội dung đào tạo thường chưa gắn kết được với thực tiễn , cô ̣ng thêm cơ sở vâ ̣t chất , trang thiết bi ̣ đào ta ̣o la ̣c hâ ̣u , thiếu đô ̣i ngũ giáo viên giỏi nên chất lươ ̣ng đào ta ̣o khá ha ̣n chế . Vấn đề đặt ra là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề (nhất là lao động nông thôn), đào tạo những nghề phải gắn với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Thứ năm, hệ thống BHXH mặc dù đã đạt được những thành tựu nhưng vẫn

còn hạn chế cần phải phát triển hơn nữa. Cụ thể như sau: dân số của Ninh Bình chủ yếu làm bằng nghề nông, với những người nông dân không có lương hưu, khi về già, ốm đau thì gánh nặng vật chất luôn là nỗi lo của họ. Người nông dân là người yếu thế nhất, hay gặp nhiều rủi ro nhất, bảo hiểm nông nghiệp (bảo hiểm cây trồng và vật nuôi) là rất cần thiết đối với họ, nhưng Ninh Bình chưa có hình thức bảo hiểm này, từ đó ASXH chưa được bảo đảm. Vấn đề đặt ra là phải làm bảo hiểm cho những người nông dân, phát triển thêm hình thức bảo hiểm cây trồng và vật nuôi.

79

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG TRƢỞNG

KINH TẾ GẮN VỚI BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH NINH BÌNH 3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu về tăng trƣởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu về tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình xã hội ở tỉnh Ninh Bình

Những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2010 là tiền đề để tỉnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2020. Để phát triển được kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020, tỉnh đã đưa ra mục tiêu tổng quát tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2010 là:

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh và hiệu quả trên cơ sở chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhất là về vị trí địa lý, tài nguyên phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, kinh tế biển và tiềm năng du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng Sông Hồng. Cùng với mục tiêu tổng quát là các chỉ tiêu kinh tế định hướng:

- Về tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm: giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 14 - 15%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 11 - 12%/năm.

- Thu nhập bình quân/người: đến cuối năm 2015 đạt 50 triệu đồng (ngang với mức bình quân chung của vùng đồng bằng Sông Hồng) và đến cuối năm 2020 đạt 80 triệu đồng (vượt mức bình quân chung của vùng đồng bằng Sông Hồng).

- Cơ cấu kinh tế: đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: nông, lâm, thủy sản chiếm 9- 10%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47-48%; dịch vụ chiếm 32-43% và đến năm 2020 cơ cấu kinh tế lần lượt là: 7% - 45% - 48%;

Theo đúng quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Cho nên, cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh

80

tế là mục tiêu xã hội. Cụ thể là: trong giai đoạn 2011 – 2020 đời sống nhân dân được cải thiện không ngừng về vật chất và hưởng thụ văn hóa trên cơ sở mở rộng dân chủ. Hệ thống hạ tầng văn hoá, thể thao được cải thiện, xây dựng mới đáp ứng yều cầu phát triển. Bộ mặt nông thôn mới được hình thành; hệ thống đô thị, đặc biệt là thành phố, thị xã phát triển ở tầng cao mới. Đến năm 2015, tới 98% dân thành thị được sử dụng nước sạch và trên 90% dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và tới 2020, tỷ lệ này tương ứng đạt 100% và 98%.

Đưa tỷ lệ trường chuẩn quốc gia lên nhóm khá trong các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, đến năm 2020 có 100% trường học được kiên cố hóa; chất lượng giáo dục đào tạo có bước tiến bộ căn bản ngay trong giai đoạn 2011 - 2015. Nhanh chóng hoàn thiện bệnh viện tuyến tỉnh, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Ninh Bình (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)