Mô hình kinh doanh Groupon

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 63)

Mô hình kinh doanh Groupon là mô hình mua theo nhóm, khi doanh nghiệp thu hút đƣợc một lƣợng đủ lớn các khách hàng cùng mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp vào cùng một thời điểm thì họ sẽ đƣợc hƣởng siêu khuyến mại, mức giá phụ thuộc vào số lƣợng ngƣời mua nhà cung cấp sẽ hạ giá bán xuống các mức giá khác nhau. Lƣợng ngƣời mua càng nhiều thì giá càng rẻ, cứ nhƣ thế cho đến khi thời gian mua kết thúc.. Các sản phẩm phổ biến của hình thức này thƣờng là thẻ ăn, phiếu ăn, dịch vụ làm đẹp, spa, vé xem phim, ca nhạc, thẻ học ngoại ngữ, phiếu tập thể hình, thể dục thẩm mỹ, khiêu vũ, du lịch ...

Nhiều ý kiến cho rằng mô hình kinh doanh Groupon là một hình thức phát triển của TMĐT, cụ thể là mô hình thứ tƣ của TMĐT – Business To Team (B2T), sau B2B, B2C và C2C. Nhƣng thực chất, mô hình kinh doanh Groupon là một loại hình kinh doanh trong TMĐT B2B2C, mà cụ thể đây là mô hình trung gian giao dịch.

Mục đích tham gia vào các trang web Groupon không đơn thuần là bán đƣợc các phiếu khuyến mại mà quan trọng hơn là để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp và quảng bá thƣơng hiệu cho các doanh nghiệp. Khách hàng mua đƣợc hàng với giá rẻ hơn so với bình thƣờng khá nhiều. Nhà cung cấp có cơ hội quảng bá thƣơng hiệu, thu đƣợc lƣợng lớn khách hàng mới với chi phí thấp. Doanh nghiệp Groupon đƣợc hƣởng chiết khấu trên mỗi phiếu coupon từ nhà cung cấp và thu tiền từ các quảng cáo khác.

Có mặt ở Việt Nam chỉ một vài năm trở lại đây, nhƣng hình thức mua theo nhóm đã phát triển rất nhanh. Thống kê sơ bộ, từ tháng 4/2010 đã có 20 website groupon hoạt động tại Việt Nam nhƣ: cucre.vn, Zing Deal, muachung.vn, nhommua.com, lazada.vn, hotdeal.vn, cungmua.com, hoishoping ... Hiện nay, một số website TMĐT lớn nhƣ vatgia.com, enbac.com, chodientu.vn, muare.vn… đã thu hút đông đảo thành viên tham gia giao dịch. Theo số liệu của Cục TMĐT&CNTT (Bộ Công Thƣơng), trị giá hàng hóa, dịch vụ tham gia giao dịch TMĐT đạt hơn 4 nghìn tỉ đồng (năm 2011) và gần 10 nghìn tỉ đồng (năm 2012). Tổng doanh thu các sàn giao dịch

TMĐT đạt 111 tỉ đồng (năm 2011) và gần 200 tỉ đồng (năm 2012). Đồng

thời, nhiều website kinh doanh theo mô hình này đã công bố những con số khá ấn tƣợng. Nhƣ www.nhommua.com ƣớc doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/tháng với hơn 500 đối tác và trên 500.000 thành viên; hoishoping ƣớc khoảng trên 6 tỷ đồng/tháng với hơn 100 đối tác, trên 100.000 thành viên; www.muachung.vn tăng trƣởng 150% sau 6 tháng mở rộng tại thị trƣờng Hà Nội (từ tháng 10/2010), đạt gần 72 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thị trƣờng TMĐT Việt Nam vẫn đang chập chững nên loại hình kinh doanh này vẫn còn gặp nhiều khó khăn:

Thứ nhất, ở Việt Nam, phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ theo mô hình Groupon đang chú trọng vào việc tăng trƣởng hàng hóa, dịch vụ khuyến mãi

và sử dụng phƣơng pháp giao hàng, thu tiền tại chỗ. Phƣơng pháp truyền thống này có điểm hạn chế ở tính tiện lợi khi thanh toán và hoàn tiền, bên cạnh đó, còn bị giới hạn về địa lý và làm tăng chi phí vận hành của nhà cung cấp dịch vụ.

Thứ hai, mức độ uy tín của ngƣời bán tại Việt Nam chƣa cao nhƣ ở Mỹ, châu Âu hoặc các quốc gia có nền TMĐT phát triển trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc nên khi khách hàng sử dụng phiếu khuyến mãi, đặc biệt ở mảng dịch vụ, họ thƣờng không đƣợc các nhân viên phục vụ chu đáo. Không ít trƣờng hợp khách hàng than phiền về chất lƣợng phục vụ đối với các dịch vụ đặt mua theo nhóm và điều này đã xảy ra ngay cả với các thƣơng hiệu. Điểm khó nhất ở đây là các nhà cung cấp dịch vụ lại không thể đại diện cho ngƣời bán để cam kết chất lƣợng.

Một khía cạnh cần lƣu ý khác là an toàn giao dịch. Đây là một vấn đề chung của tất cả các mô hình Groupon trên thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Với việc phát hành phiếu khuyến mãi do nhà cung cấp dịch vụ đảm trách chứ không phải doanh nghiệp, nói chung sẽ khó khăn cho doanh nghiệp khi xác thực phiếu khuyến mãi. Đề tài này đã đƣợc tranh luận nhiều ở thị trƣờng Mỹ, có nhiều cách để tạo thành phiếu khuyến mãi giả trong trƣờng hợp số seri là liên tục. Còn nếu số seri là ngẫu hứng thì doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức để có thể xác thực ngay lập tức với nhà cung cấp dịch vụ khi họ nhận về phiếu khuyến mãi từ tay khách hàng. Khi khách hàng đăng ký thông tin tại các trang web cung cấp dịch vụ thì thông tin này phải đƣợc cam kết bảo mật tốt và không cung cấp ra ngoài cho các doanh nghiệp đối tác của nhà cung cấp dịch vụ. Nếu không lƣu ý tốt việc này thì dễ dẫn đến trƣờng hợp thông tin cá nhân của khách hàng (số điện thoại, địa chỉ thƣ điện tử e-mail, địa chỉ liên lạc…) bị chia sẻ ra bên ngoài và khách sẽ phải chịu những phiền toái nhƣ thƣ rác (spam mail), tin nhắn rác (spam SMS)...

Nhìn chung, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp mua theo nhóm, mua chung còn thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó còn rất nhiều những bất cập trong việc giải quyết, tháo gỡ những tranh chấp sau bán hàng dần làm mất lòng tin từ phía ngƣời tiêu dùng. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển TMĐT tại Việt Nam hiện nay.

Bộ Công Thƣơng gần đây có đƣa ra các cảnh báo liên quan đến hình thức TMĐT này nhƣng lại không có quy định ràng buộc, xử phạt chặt chẽ. Kết quả là hàng loạt ngƣời phải gánh chịu hậu quả nhƣ mua phải hàng giả, kém chất lƣợng. Trong khi đó, doanh nghiệp mở website TMĐT, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa qua hình thức mua chung thì chối bỏ hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, ngƣời dân vẫn là ngƣời phải chịu thiệt.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)