Hoàn thiện kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 83)

Kết cấu hạ tầng công CNTT, công nghệ viễn thông và mạng Internet là ba điều kiện tiên quyết bảo đảm các dịch vụ thích hợp để phát triển TMĐT.

Hạ tầng CNTT đƣợc các nƣớc trong khối ASEAN coi nhƣ một trong những nguyên tắc chỉ đạo hành động trong lĩnh vực TMĐT. Tuy nhiên ở Việt

Nam hiện nay hạ tầng CNTT cho TMĐT vẫn rất cần đƣợc đầu tƣ và mở rộng hơn nữa, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Mặc dù vậy nhƣng thực tế cho thấy việc đầu tƣ vào toàn bộ kết cấu hạ tầng cho TMĐT là rất tốn kém và yêu cầu phải đồng bộ, không thể tiến hành riêng lẻ. Trong khi ngân sách hạn hẹp mà tất cả các lĩnh vực đều có nhu cầu đầu tƣ thì riêng với hạ tầng CNTT cần phải xây dựng những hạng mục ƣu tiên trƣớc. Trƣớc mắt, đầu tƣ cho CNTT cần đầu tƣ phát triển công nghệ phần mềm, coi đây là đòn bẩy để phát triển nội lực trong nƣớc, tạo đà tăng trƣởng cho CNTT và TMĐT. Sau đó tập trung nghiên cứu, chế tạo phần cứng cho tƣơng xứng với nhu cầu phát triển. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung vào phát triển công nghệ kỹ thuật ứng dụng trong chữ ký số và chứng thực chữ ký số.

Để phát triển TMĐT, cần xây dựng hạ tầng CNTT đạt tiêu chuẩn từ DN tới các cơ quan nhà nƣớc, đồng thời, cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Muốn làm đƣợc điều này cần phải đẩy mạnh hơn nữa hợp tác song phƣơng, hợp tác đa phƣơng trong việc ứng dụng và phát triển CNTT.

Ngày nay, CNTT thực sự trở thành nền tảng của phƣơng thức phát triển mới, gần đây, Thủ tƣớng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phƣơng và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia cùng triển khai 7 nhiệm vụ, giải pháp nhƣ sau:

- Nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm CNTT là một nền tảng của phƣơng thức phát triển mới trong các cấp quản lý, các ngành kinh tế xã hội, trong mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Phát triển và ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh và quản lý hƣớng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, coi đây là con đƣờng ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nƣớc phát triển - tiến kịp thời đại.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, ban hành chuẩn thông tin quốc gia bảo đảm khả năng kết nối liên thông, đồng bộ, chú trọng công tác an ninh, an toàn và bảo mật thông tin quốc gia.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, làm chủ các bí quyết, giải pháp công nghệ mới. Ƣu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT của từng ngành, lĩnh vực, từng địa phƣơng, doanh nghiệp và của cả quốc gia.

- Xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi và hiệu quả cao nhất nhằm bảo đảm việc ứng dụng CNTT trở thành một yêu cầu tiên quyết trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tƣ trong tiến trình phát triển.

- Tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển thị trƣờng CNTT, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng trong nƣớc và xây dựng năng lực canh tranh vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguôn lực của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài để phát triển CNTT.

- Phát triển và ứng dụng CNTT đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Ngƣời đứng đầu tất cả các cấp, các ngành trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai ứng dụng hiệu quả CNTT vì mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

Đối với hạ tầng công nghệ viễn thông, để phát triển TMĐT thì cần một mạng viễn thông toàn cầu, thông suốt và hiện đại, phải xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông tƣơng thích với hệ thống quốc tế. Đây là hạ tầng thiết yếu cho việc truyền đƣa các thông tin, dữ liệu số, thông điệp điện tử. Tại Singapore, ngƣời ta đã thiết lập hệ thống băng thông rộng quốc gia Singapore-one và mạng này hoạt động có hiệu quả trở thành băng thông rộng quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới, tạo thuận lợi cho phát triển TMĐT. Đối với Việt Nam là nƣớc đi sau, điều đầu tiên là cần xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông cơ bản với chi phí thấp. Để làm đƣợc điều này rất cần có sự điều tiết của Chính phủ

trong việc dỡ bỏ những rào cản đối với nhập khẩu các thiết bị viễn thông, linh kiện máy tính, linh kiện điện tử trong lĩnh vực viễn thông. Thúc đẩy và duy trì sự cạnh tranh trong ngành này với mức chi phí hợp lý và dịch vụ mạng ổn định, đảm bảo cho mọi ngƣời dân có thể truy cập đƣợc. Cần thiết phải thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ ở một mức độ nhất định vào lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng công nghệ điện tử để tạo ra các thiết bị điện tử, tin học, viễn thông và điện lực cung cấp điện năng đầy đủ, rộng khắp cũng là điều kiện cho các phƣơng tiện trên hoạt động. Trong đó mạng quốc gia tốc độ cao là then chốt cho Chính phủ điện tử, đƣợc xây dựng bằng ngân sách nhà nƣớc, giành cho các cơ quan công quyền, các viện nghiên cứu và các trƣờng học truy cập với giá thấp. Mạng nghiên cứu tốc độ cao cũng do Chính phủ xây dựng phục vụ cho nghiên cứu khoa học của các viện, các trƣờng và các trung tâm. Hệ thống mạng công cộng là các mạng cáp quang do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông xây dựng, phục vụ cả các hoạt động thƣơng mại và phi thƣơng mại. Trong thời gian tới, Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo khả năng cung cấp điện năng đầy đủ với giá cả hợp lý cho mọi ngƣời dân.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 83)