Tuyên truyền, phổ biến và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 80)

Là ngành mũi nhọn của kinh tế tri thức, sự phát triển của CNTT và TMĐT phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực trình độ cao. Để đáp ứng yêu cầu về nhân lực trình độ cao cho TMĐT, cần phải tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp nhƣ sau:

3.2.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về TMĐT vẫn được coi là biện pháp hàng đầu để phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, hoạt động tuyên truyền về TMĐT đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan thông tin đại chúng và nhiều doanh nghiệp hết sức quan tâm. Đến nay, nhận thức của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng về lợi ích của TMĐT đã có những dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, hoạt động tuyên truyền cần phải tập trung sâu hơn nữa vào các nội dung cụ thể nhƣ: giới thiệu các mô hình ứng dụng TMĐT hiệu quả; đảm bảo an toàn an ninh trong giao dịch TMĐT; bảo vệ thông tin cá nhân; lợi ích của mua sắm qua mạng và thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, cần phải coi hoạt động phổ biến, tuyên truyền về TMĐT là một loại hình dịch vụ công mà Nhà nƣớc cần đứng ra đảm nhiệm chứ không phải là hoạt động riêng của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nhƣ trƣớc đây.

Việc tuyên truyền, phổ biến về TMĐT cần đƣợc tiến hành nhƣ sau: Thứ nhất, phổ biến, tuyên truyền trƣớc hết cần tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh thuận lợi cho phát triển TMĐT nhƣ: dịch vụ du lịch, tài chính, vận tải, giải trí, việc phân phối và cung ứng thiết bị CNTT và truyền thông.

Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nƣớc và các tổng công ty nhà nƣớc. Cho họ thấy lợi ích của TMĐT và tiến hành triển khai ứng dụng TMĐT tại đơn vị mình.

Thứ ba, phổ biến, tuyên truyền cho cán bộ lãnh đạo các cấp, các nhà hoạch định chính sách, những ngƣời đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách và thực thi pháp luật liên quan đến TMĐT. Cần tuyên truyền cho họ về lợi ích và những rủi ro trong hoạt động TMĐT để từ đó đƣa ra những chính sách điều tiết phù hợp cho sự phát triển lành mạnh của TMĐT.

Thứ tƣ, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng lợi ích của TMĐT tới ngƣời tiêu dùng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm thay đổi thói quen, tập quán mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ gần nhà thành thói quen mua sắm qua mạng.

3.2.1.2. Đào tạo chính quy về TMĐT

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về TMĐT, cần thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực TMĐT đi vào chiều sâu. Nguồn nhân lực về TMĐT đƣợc đào tạo chính quy ngay từ đầu vẫn là yếu tố cơ bản, là nòng cốt quyết định sự phát triển của TMĐT. Bên cạnh các Bộ, ngành liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chƣơng trình khung về đào tạo TMĐT trong các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; xây dựng chính sách khuyến khích đào tạo chính quy về TMĐT. Trong đó việc trƣớc mắt cần làm ngay là tăng cƣờng đào tạo chính quy về TMĐT cho thế hệ trẻ Việt Nam thuộc tất cả các loại hình đào tạo từ cấp trung học cho đến đại học và sau đại học.

Hơn nữa, ngành TMĐT là một ngành còn rất mới trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, để đầu tƣ phát triển nhân lực theo chiều sâu thì cần phải có sự quan sát, học hỏi kinh nghiệm của một số nƣớc phát triển ngành TMĐT nhƣ Mỹ, Australia, Canada, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Hầu hết các quốc gia này đều đào tạo TMĐT ở cả trình độ Đại học và sau đại học. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại tập trung đào tạo ở một trình độ nhất định nhƣ: Canada tập trung đào tạo TMĐT ở các trƣờng Cao đẳng, Australia tập trung đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT…Những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra qua quá trình khảo sát tình hình đào tạo của các nƣớc có thể kể đến nhƣ sau:

Thứ nhất, do có nhiều chính sách ƣu đãi của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cho nên số lƣợng các trƣờng cao đẳng, đại học đào tạo TMĐT và số sinh viên theo học chuyên ngành này có xu hƣớng tăng nhanh.

Thứ hai, các trƣờng đại học trên thế giới rất quan tâm, chú trọng đến việc giảng dạy lý thuyết phải gắn với thực tiễn, tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho sinh viên thực hành và tổ chức cho sinh viên tham dự nhiều buổi thuyết trình của các doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực TMĐT.

Thứ ba, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy TMĐT phát triển. Ở Hàn Quốc, Chính phủ đặt ra kế hoạch phát triển nhân lực TMĐT, không những mở rộng và nâng cao chất lƣợng hệ thống kết cấu hạ tầng cho việc đào tạo mà còn hỗ trợ các trƣờng xây dựng giáo trình TMĐT và công nghệ thông tin; mở rộng đào tạo trực tuyến và tạo điều kiện cho sinh viên du học ở nƣớc ngoài về lĩnh vực tin học. Chính phủ cũng đào tạo tin học cho ngƣời dân, công chức, quân nhân và ngƣời làm việc nhà. Tại Singapore, các dịch vụ của chính phủ điện tử đang đƣợc triển khai trực tuyến. Trong khi Chính phủ Thái Lan thành lập Trung tâm nguồn lực TMĐT thuộc Trung tâm công nghệ máy tính và điện tử quốc gia…

Thứ tƣ, Các trƣờng rất tích cực tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề TMĐT, đây là hoạt động cần thiết và phù hợp giúp các cơ sở đào tạo định hƣớng chuyên môn và bắt kịp nhịp độ phát triển của công nghệ.

Về chƣơng trình đào tạo TMĐT, hầu hết các trƣờng đi theo hai hƣớng tiếp cận chính là tiếp cận theo hƣớng CNTT và kinh tế-quản trị kinh doanh. Nội dung đào tạo của mỗi chuyên ngành tập trung sâu vào hƣớng tiếp cận của chuyên ngành đó. Hƣớng tiếp cận liên ngành rất tốt, nhƣng còn quá mới cho nên chƣa đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc.

Kinh phí đầu tƣ cho đào tạo chuyên ngành TMĐT khá lớn, do đó mức học phí của ngành học này thƣờng cao hơn so với các ngành học khác.

Các quốc gia đi sau cũng cần tích cực đào tạo liên kết với các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực TMĐT nhƣ Canada, Hoa Kỳ…Đồng thời cử sinh viên du học nƣớc ngoài ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ nhằm nâng cao năng lực cũng nhƣ bổ sung thêm giảng viên đào tạo TMĐT trong nƣớc.

Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc đào tạo nguồn nhân lực TMĐT Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công thƣơng trong việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cũng nhƣ đánh giá chất lƣợng đào tạo TMĐT để có những biện pháp kịp thời thúc đẩy hoạt động này đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 80)