Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 42)

Từ năm 2005 đến nay, sau khi Kế hoạch tổng thế phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 đƣợc thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục đƣợc bổ sung và hoàn thiện.

Văn bản đầu tiên điều chỉnh chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử đƣợc Quốc hội ban hành vào tháng 11 năm 2005, đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội thông qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và quy định về chữ ký điện tử. Năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Công nghệ thông tin quy định về các biện

pháp đảm bảo và phát triển CNTT; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.

Từ năm 2006 đến năm 2010, đã có nhiều Nghị định và các văn bản hƣớng dẫn triển khai các Nghị định thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 2.2: Khung pháp lý TMĐT

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2013

Với hệ thống văn bản khá đầy đủ nhƣ trên, có thể khẳng định, đến hết năm 2010, khung pháp lý về TMĐT tại Việt Nam đã hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng TMĐT trong xã hội.

Luật giao dịch TMĐT Nghị định về TMĐT Nghị định về GDTMĐT trong hoạt động tài chính Nghị định về GDTMĐT trong hoạt động ngân hàng Nghị định về cung cấp thông tin và DVD trực tuyến trên website cơ

quan NN Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số Nghị định về chống thƣ rác Nghị định về ứng dụng CNTT trong cơ quan

NN

Nghị định về dịch vụ Internet và cung cấp thông tin trên Internet

Tuy nhiên, cho đến nay việc thực thi pháp luật về TMĐT còn tồn tại một số nhƣợc điểm:

2.1.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TMĐT chưa được chú trọng đúng mức

Các hoạt động này trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào cổ vũ, động viên cho việc ứng dụng TMĐT, chƣa chú trọng vấn đề giáo dục pháp luật. Một văn bản luật sau khi ban hành thƣờng chỉ đƣợc cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức giới thiệu khoảng một đến hai lần cho một số ít đối tƣợng nên tính phổ cập còn thấp. Hiện nay chƣa có cơ chế phối hợp hiệu quả trong hoạt động giáo dục pháp luật giữa các cơ quan liên quan nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đào tạo, v.v...

2.1.1.2. Cơ chế giám sát, chế tài chưa đủ mạnh

Nguồn lực giám sát còn hạn chế, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thấp, hiệu quả chƣa cao, chƣa có cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trƣờng điện tử. Bên cạnh đó, nhiều quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT còn thấp, chƣa đủ mạnh mẽ để răn đe, tạo ra sự tuân thủ tốt trong xã hội.

2.1.1.3. Thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp

Thực tế hiện nay, nhiều website bán hàng trực tuyến có uy tín và hoạt động mua bán trên mạng cũng khá phát triển nhƣng vẫn chỉ mang tính tự phát, manh mún do chƣa có cơ chế giải quyết tranh chấp và chế tài xử lý đối với các hành vi gian lận khi tham gia TMĐT, khi mua bán hàng hóa qua mạng, nên khi xảy ra tranh chấp ngƣời mua là ngƣời phải chịu thiệt. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến phần lớn ngƣời tiêu dùng Việt Nam còn e ngại khi tham gia giao dịch TMĐT.

Việc hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ giúp ngƣời tiêu dùng tin tƣởng vào việc mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử góp phần thúc đẩy TMĐT phát triển.

2.1.1.4. Tính pháp lý chưa chặt chẽ và thống nhất

Luật TMĐT bảo vệ ngƣời tiêu dùng mua bán trực tuyến ở nƣớc ta còn khá lỏng lẻo, chƣa có nhiều điều luật bảo vệ tối ƣu lợi ích khách hàng giao dịch trực tuyến. Thời gian qua, mặc dù hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã đƣợc cải thiện, song vẫn chƣa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục đƣợc chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của ngƣời sử dụng. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tƣợng sử dụng TMĐT .

Tóm lại, hành lang pháp lý về vấn đề này tại Việt Nam đã đƣợc hình thành nhƣng chƣa thật sự đi sát với thực tiễn đang diễn ra. Chính vì điều này, rất cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, và trên hết là các nhà chức trách cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp và thƣờng xuyên để hạn chế những hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 42)