Phương hướng triển khai

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 79)

- Ứng dụng TMĐT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển một xã hội với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử. Hình thành nên xã hội thông tin.

- Phổ cập kiến thức, tuyên truyền nhận thức đúng về TMĐT trƣớc tiên là cho các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ.

- Xây dựng đƣợc hạ tầng CNTT tiên tiến sẵn sàng cho mọi giao dịch trong nƣớc và quốc tế.

- Củng cố và hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở điều chỉnh hoạt động TMĐT.

- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống thanh toán điện tử, đảm bảo khả năng phát triển nhanh chóng của giao dịch TMĐT trên mạng.

- Tăng cƣờng áp dụng các sản phẩm mật mã trong ứng dụng TMĐT, đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng mã khóa công khai.

- Mở rộng các hình thức giao dịch của TMĐT cho các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân), các giao dịch bao gồm từ việc chào hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng đến việc thanh toán qua mạng, …

- Áp dụng chính sách thuế trong TMĐT.

- Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp và thƣơng mại quốc gia phù hợp với sự phát triển của TMĐT.

- Tích cực, chủ động tiến hành từng bƣớc, vừa làm vừa tiếp thu kinh nghiệm, từ phạm vi hẹp rồi mở rộng dần.

- Tích cực tham gia hợp tác quốc tế tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và nguồn kinh phí cho phát triển TMĐT.

Trên cơ sở những quan điểm và định hƣớng chung của Chính phủ, mỗi cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân cần phải coi ứng dụng TMĐT là giải pháp quan trọng để phát triển các hình thức trao đổi thƣơng mại trong giai đoạn bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 79)