Môi trƣờng pháp lý là vấn đề xuyên suốt và liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau của TMĐT. Cho nên để tạo điều kiện cho kết cấu hạ tầng phát triển TMĐT đồng bộ thì các vấn đề pháp lý cần phải quan tâm là:
Khung pháp luật thƣơng mại phải có tính thống nhất để có thể điều chỉnh cả các hoạt động thƣơng mại nói chung và các giao dịch nói riêng thông qua các phƣơng tiện công nghệ đƣợc sử dụng trong hoạt động TMĐT. Mặt khác, tính thống nhất của khung pháp luật về TMĐT không chỉ thể hiện trong
nƣớc mà còn phải mang tính toàn cầu, nghĩa là phải có luật thừa nhận tính pháp lý của giao dịch TMĐT.
Các vấn đề: bảo vệ quyền tác giả, bảo hộ các cơ sở dữ liệu, bằng sáng chế, thƣơng hiệu, tên miền, và các vấn đề liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử nhƣ bảo vệ bí mật cá nhân; bảo vệ an ninh; thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử, chữ ký số cần đƣợc quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Đồng thời, cần có một thể chế pháp lý, các cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực/chứng thực chữ ký điện tử và chữ ký số. Xây dựng một hệ thống pháp lý để bảo vệ mạng thông tin là cần thiết nhằm chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp, nhƣ thu nhập tin tức mật, thay đổi thông tin trên trang mạng, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại… Tới nay từng nƣớc đã có thể có các luật đơn hành này nhƣng điều cần thiết là phải đƣa vào khuôn khổ của bộ luật hình sự, một khi nền kinh tế số hóa đƣợc thừa nhận trên tầm quốc gia.
Trong các quan hệ giao dịch TMĐT, khả năng xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi, vấn đề thi hành các phán quyết và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp đƣợc thực hiện nhƣ thế nào cũng là một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với việc hoàn thiện khung pháp lý cho TMĐT.