Thừa nhận giá trị pháp lý đối với thông điệp dữ liệu trong TMĐT

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 93)

tại Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới, cần đƣa ra những quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thƣ số; việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng nhƣ độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy TMĐT phát triển mạnh mẽ hơn.

3.3.3. Thừa nhận giá trị pháp lý đối với thông điệp dữ liệu trong TMĐT TMĐT

Thông điệp dữ liệu là hình thức thông tin đƣợc trao đổi qua phƣơng tiện điện tử trong các giao dịch TMĐT. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch TMĐT, thể hiện dƣới các khía cạnh: có thể thay thế văn bản giấy (hoặc văn bản kèm chữ ký), có giá trị nhƣ bản gốc, có giá trị lƣu trữ và chứng cứ, xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu.

Tài liệu giấy thông thƣờng luôn đƣợc coi là cơ sở pháp lý đáng tin cậy, sao chụp đƣợc và không thể biến đổi trong các giao dịch sử dụng nó. Những cơ sở nêu trên cũng đƣợc thừa nhận đối với một tài liệu điện tử khi thoả mãn những quy định pháp luật yêu cầu thông tin phải dƣới dạng chữ viết và có thể truy cập đƣợc. Nhằm chứng minh ý định giao kết hợp đồng dƣới dạng văn bản thông thƣờng, toà án có thể căn cứ vào các bằng chứng ngoài hợp đồng nhƣ biên bản ghi những cuộc đàm phán giữa các bên. Theo cách này, pháp luật cần thừa nhận giá trị bằng chứng của thƣ điện tử hoặc bản ghi đƣợc lƣu trữ trên phƣơng tiện điện tử thể hiện ý định giao kết hợp đồng giữa các bên.

Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của TMĐT, chứng từ điện tử đang trở nên khá phổ biến trong giao dịch giữa các đối tác kinh doanh, đặc biệt ở những bƣớc tiến tới giao kết hợp đồng. Về mặt pháp lý, Luật Giao dịch điện tử, Nghị định Thƣơng mại điện tử và Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính đã cung cấp đầy đủ cơ sở để doanh nghiệp có thể sử dụng chứng từ điện tử trong các hoạt động giao dịch thƣơng mại nói chung. Tuy nhiên, luật cũng quy định rõ với những tình huống đòi hỏi độ xác thực cao của thông tin chứa trong chứng từ điện tử, các bên cần đặc biệt lƣu ý đến những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo giá trị pháp lý của chứng từ trong trƣờng hợp xảy ra tranh chấp.

Khác với thƣ điện tử trao đổi trực tiếp giữa hai bên, chứng từ điện tử đƣợc hiển thị hoặc khởi tạo trên website khó xác định các yếu tố cấu thành giá trị pháp lý. Do đó, khách hàng thƣờng chịu bất lợi khi tham gia giao dịch trên website do thiếu kiến thức, kinh nghiệm và không đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin. Việc hƣớng dẫn và cung cấp thông tin đầy đủ từ phía ngƣời bán đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa những rủi ro trong giao dịch điện tử.

Vì vậy, cùng với việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu điện tử cũng cần phải đƣa ra những quy định về việc gắn trách nhiệm của ngƣời bán trong việc cung cấp các điều khoản trong hợp đồng trên website TMĐT, thiết lập khung cơ bản cho một quy trình giao kết hợp đồng trên website, và quy định chi tiết một số yếu tố cấu thành nên giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong quá trình giao kết hợp đồng góp phần thúc đẩy TMĐT phát triển lành mạnh hơn.

3.3.4. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT

Với sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới, đặc biệt là các ứng dụng CNTT, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong

việc phát triển TMĐT. Phần lớn các đối tƣợng thuộc quyền sở hữu trí tuệ nhƣ tác phẩm văn học - nghệ thuật, tài liệu khoa học - kỹ thuật, chƣơng trình máy tính, cơ sở dữ liệu có tính sáng tạo, nhãn hiệu thƣơng mại, bí mật thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý… đều có thể xuất hiện dƣới hình thức cho phép truyền tải dễ dàng qua Internet và các mạng mở khác. Nhiều vấn đề mới liên quan tới tên miền; tính năng liên kết, dẫn chiếu giữa các tài liệu trên môi trƣờng nối mạng, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng… khiến các quy định về phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trƣớc đây ở nƣớc ta không còn phù hợp.

Để có thể bảo hộ tốt trong TMĐT, pháp luật về sở hữu trí tuệ cần đƣợc điều chỉnh theo chiều hƣớng nhƣ sau:

Thứ nhất, việc hình thành những đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ mới nhƣ phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu nguồn đòi hỏi phải có những quy định mới thừa nhận và bảo hộ chúng, cách thức bảo hộ có thể nhƣ với đối tƣợng của quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật cần chỉ rõ các thuộc tính cơ bản phân biệt với các đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ khác, xác lập các quyền nhân thân, quyền sở hữu và các nghĩa vụ liên quan, đƣa ra các giới hạn, ngoại lệ đối với các quyền và nghĩa vụ, hình thành cơ chế xử lý vi phạm.

Thứ hai, nhiều đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ có thể đƣợc biểu hiện dƣới dạng các ứng dụng CNTT nhƣ tên miền, giao diện website, từ khoá sử dụng để tìm kiếm thông tin và các ứng dụng CNTT khác. Do pháp luật chƣa quy định cụ thể (chƣa xác định chúng thuộc đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ nào) nên không biết cơ chế bảo hộ. Ví dụ: website có nên coi là hình thức biểu hiện của một tác phẩm nghệ thuật không? Tên miền của một công ty có đƣợc hƣởng các cơ chế bảo hộ nhƣ nhãn hiệu thƣơng mại không? ...

Ngoài ra, internet và các mạng mở khác là môi trƣờng lý tƣởng cho việc trao đổi, chia sẻ các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ. Một tác phẩm

văn học có thể nhanh chóng bị phát tán trên internet; các bí mật kinh doanh đƣợc lƣu trên máy tính một công ty có thể bị tiết lộ ra bên ngoài qua kết nối internet; một bản nhạc mới đƣợc phát hành, nếu đƣa lên mạng thì ai cũng có thể tải về sử dụng… Môi trƣờng mới tác động đến các quyền và nghĩa vụ liên quan tới mọi đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ phải hình thành các quy định thêm về giới hạn, ngoại lệ thực hiện các quyền và nghĩa vụ cho phù hợp.

Điều này đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng về những đối tƣợng mới của quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT để tiến hành bổ sung những điều luật mới, những quy định cụ thể cho từng đối tƣợng, tránh tạo ra những sơ hở để kẻ xấu lợi dụng gây mất lòng tin của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 93)