Vai trò của Thương mại điện tử trong phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 31)

1.1.4.1 Góp phần mở rộng thị trường, rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và các quốc gia.

TMĐT cho phép tất cả mọi ngƣời, từ các tập đoàn đa quốc gia tới từng cá nhân, từ đô thị đến những vùng xa xôi, từ những nƣớc phát triển đến những nƣớc đang phát triển … cùng tham gia. Nếu nhƣ trƣớc đây, khi các phƣơng thức kinh doanh mới ra đời thƣờng tạo nên lợi thế cho các công ty lớn có khả năng tài chính dồi dào thì TMĐT lại đem lại cơ hội kinh doanh gần nhƣ không khác biệt cho tất cả các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng có thể thông qua mạng Internet để mở rộng thị trƣờng của mình ra khắp toàn cầu chứ không chỉ giới hạn trong những thị trƣờng nhỏ hẹp. Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng ở bất cứ đâu với một máy tính kết nối mạng, nhờ sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm trên Internet cũng có thể tìm thấy tất cả các mặt hàng cần thiết từ các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Việc mở rộng thị trƣờng của cả ngƣời bán và ngƣời mua trên phạm vi toàn cầu sẽ góp phần rút

ngắn khoảng cách địa lý, tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển, đƣa nền kinh tế của các nƣớc đến gần nhau hơn.

TMĐT còn giúp các nƣớc nghèo, các nƣớc đang phát triển có cơ hội tiếp cận nền kinh tế tiên tiến của các nƣớc đang phát triển, tạo cơ hội rút ngắn khoảng cách giữa các nƣớc trên thế giới. Nếu các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam biết nắm bắt cơ hội, thực hiện các bƣớc đột phá để có thể tiến kịp các nƣớc có nền kinh tế phát triển.

1.1.4.2. TMĐT góp phần làm giảm chi phí, tăng hiệu quả lao động xã hội

TMĐT có tác động rất tích cực tới sự phát triển kinh tế, đó chính là việc làm giảm đáng kể chi phí của cả ngƣời bán và ngƣời mua trong giao dịch thƣơng mại. Đối với ngƣời bán, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, trƣớc hết là chi phí văn phòng không giấy tờ, gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả hơn do đó tiết kiệm đƣợc nhân lực và vật lực. Hơn nữa, TMĐT còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí tiếp thị và bán hàng.

Bằng phƣơng tiện Internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch đƣợc với rất nhiều khách hàng, Catalog (danh mục sản phẩm) điện tử trên web phong phú hơn nhiều và thƣờng xuyên cập nhật so với catalog in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.

TMĐT cũng cho phép các doanh nghiệp giảm mức tồn kho cũng nhƣ các chi phí quản lý khác. Việc giao dịch nhanh chóng và cập nhật thông tin về nhu cầu khách hàng, giúp cắt giảm số lƣợng và thời gian lƣu kho cũng nhƣ thay đổi phƣơng án sản phẩm nhằm bám sát nhu cầu thị trƣờng. Nhờ tính công khai thông tin của tất cả các doanh nghiệp, giá cả hàng hóa trở nên minh bạch. Không một doanh nghiệp nào có thể đẩy giá của mình lên quá cao so với mặt bằng chung, cộng với việc tiết kiệm đƣợc các chi phí đầu vào, giá cả hàng hóa sẽ có phần giảm hơn. Điều đó mang lại lợi ích cho cả ngƣời tiêu

dùng và doanh nghiệp. Khả năng phục vụ 24/24h hay nói cách khác là: “Thƣơng mại không ngừng nghỉ” giúp cho các giao dịch trở nên hết sức thuận tiện.

Nhƣ vậy, TMĐT góp phần làm tăng năng suất lao động thƣơng mại, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đem lại lợi ích cho toàn xã hội.

1.1.4.3. Tạo ra phương thức giao dịch mới, góp phần tăng cường quan hệ thương mại

Thị trƣờng trong thƣơng mại truyền thống thƣờng nghiêng về phía cung với việc sản xuất hàng hóa theo kiểu đại trà phục vụ cho nhiều ngƣời cùng một lúc thì TMĐT lại nghiêng về phía cầu với phƣơng châm “khách hàng hóa quá trình sản xuất”. Ở đây, khách hàng là đối tác chứ không phải là mục tiêu nhƣ trong thƣơng mại truyền thống. TMĐT cũng làm thay đổi cách thức giao tiếp, từ giao tiếp gặp mặt, trao đổi trực tiếp sang giao tiếp không gặp mặt, từ đó làm tăng khả năng giao tiếp trên thị trƣờng.

Thông qua các mạng liên lạc trực tuyến, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp, phân phối và các đại lý có thể chia sẻ các thông tin về phát minh hay cải tiến hàng hóa và dịch vụ của nhau. TMĐT còn cho phép “sản xuất mạng”, có nghĩa là chia nhỏ từng phần quá trình sản xuất với các nhà thầu, những ngƣời xa cách nhau về mặt địa lý nhƣng kết nối với nhau qua mạng máy tính. Với sản xuất mạng, một công ty có thể phân công nhiệm vụ với các doanh nghiệp thành viên trên thế giới với thời gian nhanh nhất. Lợi ích của sản xuất mạng bao gồm giảm giá thành, tiếp thị chiến lƣợc tập trung hơn và hỗ trợ bán hàng cho các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống mới khi cần.

1.1.4.4. Góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế xã hội.

TMĐT tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp thông tin về các dịch vụ công cộng nhƣ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác của Chính phủ với giá ƣu đãi và chất lƣợng cao.

Trong y tế, cùng với sự ra đời của những trung tâm khám chữa bệnh từ xa, trung tâm tƣ vấn sức khỏe qua mạng, hoạt động y tế cộng đồng đã có những bƣớc tiến đáng kể, phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho đông đảo ngƣời dân. Các hình thức giáo dục nhƣ: giáo dục từ xa, đào tạo trực tuyến … có tác dụng đa dạng hóa hoạt động giáo dục, đem đến cơ hội học tập và phát triển cho nhiều ngƣời, nhất là những ngƣời ở vùng xa xôi. Các dịch vụ xã hội khác nhƣ báo điện tử, hải quan điện tử, thuế … đƣợc cung cấp 24/24 giờ với địa điểm không hạn chế sẽ giảm chi phí đáng kể cho cả ngƣời sử dụng và Chính phủ. Quan hệ quản lý giữa Nhà nƣớc với doanh nghiệp và ngƣời dân thông qua TMĐT sẽ thuận tiện, đơn giản và minh bạch hơn, giảm phiền hà, nhũng nhiễu cho ngƣời dân, từ đó từng bƣớc hoàn thiện chính phủ điện tử.

Việc phát triển TMĐT cũng góp phần giải quyết các vấn đề nan giải của xã hội nhƣ địa điểm xây dựng, giao thông …với các văn phòng, cửa hàng, siêu thị trên mạng …sẽ làm giảm áp lực về đất đai đối với các doanh nghiệp. Cũng nhờ có mạng máy tính và các phƣơng tiện điện tử hiện đại mà mọi ngƣời ở nhà nhƣng vẫn làm việc, mua sắm, giải trí …đƣợc. Điều đó làm giảm lƣu lƣợng tham gia giao thông, giảm ách tắc và tai nạn giao thông, làm cho xã hội ổn định hơn.

Tuy có vai trò, tác dụng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội nhƣng mặt khác nó cũng mang lại nhiều rủi ro, gây tác động tiêu cực, cản trở sự phát triển của xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng, nhƣ khó đảm bảo độ an toàn của thông tin trên mạng do nạn trộm cắp thông tin; nguy cơ lộ bí

mật thông tin giữa hai bên đối tác rất cao; sự cố kỹ thuật gây gián đoạn hoạt động kinh doanh do mạch bị nghẽn. Trong một số trƣờng hợp, sự gián đoạn kinh doanh có thể làm cho các hợp đồng thƣơng mại quốc tế bị vô hiệu hóa, gây lãng phí nguồn nhân lực, dẫn đến sự phá sản nhanh chóng các doanh nghiệp điện tử. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm quản lý của cả phía Nhà nƣớc và doanh nghiệp nhằm giảm bớt những tổn thất về kinh tế và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TMĐT.

1.1.4.5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức

TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành CNTT tạo cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế tri thức. Điều này mang tính chiến lƣợc và là chính sách cần cho các nƣớc công nghiệp hóa. Bởi nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ nữa, các nƣớc đang phát triển sẽ có thể bị bỏ rơi hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)