Các vấn đề khác phải quan tâm

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 39)

Thứ nhất là môi trƣờng quốc gia: Chính phủ từng nƣớc phải thiết lập đƣợc môi trƣờng kinh tế, pháp lý và xã hội (cả văn hóa giáo dục) cho nền kinh tế số hóa nói chung và cho TMĐT nói riêng (ví dụ: các dịch vụ hành chính, các dịch vụ thu trả thuế, các dịch vụ khác nhƣ thƣ tín, dự báo thời tiết, thông báo giờ tàu xe…) và đƣa các nội dung của kinh tế số hóa vào văn hóa và giáo dục các cấp.

Thứ hai là môi trƣờng quốc tế: TMĐT mang tính không biên giới nên môi trƣờng kinh tế, pháp lý và xã hội quốc gia cũng phải thích ứng với môi trƣờng kinh tế, pháp lý và xã hội quốc tế. Đây chính là khía cạnh làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là đặc tính cố hữu của ngoại thƣơng truyền thống và là nguyên nhân dẫn tới những khó khăn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng; thanh toán; thu thuế; khó khăn hơn nữa là đánh thuế các dung liệu, các hàng hóa “phi vật thể” (nhƣ âm nhạc, chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình phần mềm… đƣợc giao dịch trực tiếp giữa các đối tác qua mạng); thu thuế trong trƣờng hợp thanh toán bằng thẻ thông minh; cách kiểm toán các công ty buôn bán bằng phƣơng thức TMĐT; bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ chính trị và bảo vệ bí mật riêng tƣ trong thông tin xuyên quốc gia giữa các nƣớc có hệ

thống luật pháp và hệ thống chính trị khác nhau; pháp luật quốc tế về sử dụng không gian liên quan đến việc phóng và khai thác các vệ tinh viễn thông…

Thứ ba là vấn đề lệ thuộc công nghệ: Phát triển TMĐT đang đƣợc coi là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lƣợc của mỗi quốc gia. Sự du nhập của TMĐT vào các nền kinh tế là điều tất yếu, hơn thế còn là cơ hội đối với các quốc gia. Nhƣng nếu chỉ tham gia vì lợi ích kinh tế nhất thời thì không nên, mà mỗi nƣớc phải có một chiến lƣợc thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ.

Thứ tƣ là những yếu tố về văn hóa xã hội: Việc ứng dụng CNTT sâu rộng trong các hoạt động xã hội tạo ra một phƣơng thức lao động mới thuận lợi và hiệu quả hơn so với các phƣơng thức cũ. Đồng thời làm thay đổi tác phong và tập quán kinh doanh của cả xã hội, hình thành tác phong làm việc của thời đại CNTT.

Bên cạnh đó, sự tác động của những yếu tố tiêu cực về văn hóa xã hội trên internet cũng là một mối quan tâm quốc tế. Mạng internet trở thành nơi giao dịch mua bán mại dâm, ma túy, buôn lậu của các lực lƣợng phản xã hội đƣa lên; các hoạt động tuyên truyền kích dục có mục đích đối với trẻ em; các hƣớng dẫn làm bom thƣ, làm chất nổ phá hoại và các loại tuyên truyền kích động bạo lực; phân biệt chủng tộc; kỳ thị tôn giáo… Ở một số nơi, internet đã trở thành một phƣơng tiện thuận lợi cho các lực lƣợng chống đối sử dụng làm diễn đàn ngôn luận, hoạt động tuyên truyền, kích động lật đổ Chính phủ hoặc gây rối loạn trật tự xã hội.

CHƢƠNG 2: NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)