Bảo vệ thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 90)

Việc xây dựng năng lực bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT là chủ đề rất quan trọng, có thể giúp nâng cao năng lực và xây dựng mô hình TMĐT điển hình cho Việt Nam và các nƣớc trên thế giới. Vấn đề đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân luôn đƣợc quan tâm hàng đầu từ phía các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động TMĐT. Vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp này cần phải có sự tham gia từ nhiều phía và cần tiến hành nhƣ sau:

Về phía các doanh nghiệp, cần đƣa ra một giải pháp tổng thể liên quan tới các vấn đề về con ngƣời, chính sách và công nghệ. Con ngƣời ở đây có thể là các nhà điều hành, các kỹ sƣ CNTT, các kỹ thuật viên của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh TMĐT. Yêu cầu đặt ra với họ trƣớc tiên phải là những con ngƣời có năng lực, tiếp sau đó phải là những con ngƣời yêu nghề,

có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đảm bảo an toàn thông tin cá nhân. Về chính sách, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chính sách phù hợp để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân cho khách hàng, giữ đƣợc niềm tin từ phía các đối tác và khách hàng của mình. Việc lựa chọn công nghệ phần mềm để đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng cũng là khâu quan trọng. Lựa chọn công nghệ an toàn, phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh rất cần đƣợc doanh nghiệp quan tâm chú trọng đúng mức.

Về phía Chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc, việc đƣa nội dung bảo vệ thông tin cá nhân vào Luật an toàn thông tin là hết sức cần thiết. Nội dung đƣa ra cần xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn Việt Nam, khái quát, hệ thống hóa lại các quy định riêng rẽ đã đƣợc đƣa ra và bao trùm lên các quy định này, để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho việc bảo vệ thông tin cá nhân tại Việt Nam. Bên cạnh đó, từ năm 2007 đến nay, trên thế giới đã ghi nhận nhiều vụ xung đột mạng dẫn đến chiến tranh thông tin giữa các quốc gia mà một trong các nguyên nhân đó có thể là sự rò rỉ thông tin cá nhân đƣợc lan truyền qua mạng. Do vậy, Chính phủ phải có sự phối hợp chặt chẽ mang tính toàn cầu đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật riêng tƣ, bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

Về phía các cá nhân, ngƣời tiêu dùng, cần phải nâng cao cảnh giác với nạn trộm cắp thông tin cá nhân và đề phòng với loại tội phạm này bằng một số biện pháp nhƣ: chỉ cung cấp thông tin tối thiểu khi đƣợc yêu cầu; không đƣa thông tin chi tiết thẻ tín dụng với mọi cửa hàng; không cung cấp chi tiết địa chỉ nhà riêng; sử dụng một số điện thoại thay thế; không khai đầy đủ họ tên; sử dụng nhiều địa chỉ email….Để thực hiện tốt giải pháp này, ngoài sự cảnh giác từ phía các cá nhân cũng cần có sự bảo vệ, can thiệp từ các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền đến họ những thông tin cần thiết để tự bảo vệ mình, tránh gặp rủi ro trong các giao dịch TMĐT.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 90)