Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thị trƣờng Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán không dùng tiền mặt với sự ra đời của nhiều phƣơng tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng đƣợc các nhu cầu của ngƣời sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tƣợng cá nhân và dân cƣ. Từ chỗ chỉ có khoảng 135.000 tài khoản ngân hàng vào năm 2000, đến cuối năm 2004 đã tăng gần 10 lần lên 1.297.000 tài khoản và năm 2007 là trên 7 triệu tài khoản. Theo Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nƣớc, hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã đƣợc thiết lập, kết nối 63 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Từ chỗ chỉ có hơn 300 máy ATM (Automatic Teller Machine) và khoảng 7000 POS (Point of Sale) năm 2003, đến năm 2010, cả nƣớc có gần 11.000 máy ATM, hơn 37.000 các điểm chấp nhận thẻ POS đƣợc lắp đặt và trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thƣơng hiệu thẻ. Chiếc thẻ ngân hàng giờ đã mang lại khá nhiều tiện ích khác nhƣ chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại POS, trả phí định kỳ với các khoản thanh toán thƣờng xuyên (tiền điện, tiền nƣớc, điện thoại, internet), mua hàng trực tuyến tại các siêu thị…(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN và Hiệp hội thẻ ngân hàng)
Tuy nhiên, việc mở rộng và sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng trong khu vực dân cƣ vẫn còn ở mức khiêm tốn. Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phƣơng tiện thanh toán có xu hƣớng giảm dần từ mức 23,7% năm 2001 xuống còn 14.6% năm 2008 nhƣng vẫn còn ở mức cao so với thế giới. Tỷ trọng này ở các nƣớc phát triển nhƣ Thụy Điển là 0,7%; Nauy là 1%, còn ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung quốc cũng chỉ ở mức 9,7%, còn Thái Lan là 6,3%.
Những con số này cho thấy, những biến chuyển trong hoạt động thanh toán ở Việt Nam dƣờng nhƣ vẫn chƣa bắt kịp với những biến động nhanh
chóng của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. Tại Việt Nam thanh toán điện tử qua mạng vẫn đƣợc coi là một trở ngại lớn cho sự phát triển của thƣơng mại điện tử bởi những nguyên nhân sau:
2. 1.4.1. Thói quen tiêu dùng tiền mặt
Tiền mặt ở Việt Nam là một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tƣợng và phạm vi sử dụng. Nó có điểm ƣu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất đƣợc ƣa chuộng trong mua sắm và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của ngƣời tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Theo khảo sát của Cục TMĐT&CNTT (Bộ Công thƣơng), tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch TMĐT là rất lớn (74%) so với các hình thức khác:
Hình 2.4: Các hình thức thanh toán trong giao dịch TMĐT
Nguồn: Khảo sát của cục TMĐT và CNTT năm 2013
Với số dân khoảng 90,5 triệu ngƣời trong đó 65% dân số có độ tuổi trẻ (dƣới 30) và số ngƣời dân Việt Nam sử dụng Internet là 24,3 triệu ngƣời nhƣng tiền mặt vẫn là phƣơng tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu
8% 74% 41% 9% 11% Thanh toán tiền mặt
Ví điện tử Chuyển khoản qua ngân hàng
Thẻ cào Thẻ thanh toán
vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cƣ.
Bên cạnh đó, cũng theo kết quả điều tra, đơn vị hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc thực hiện trả lƣơng qua tài khoản là 45,5% nhƣng có không ít tài khoản mà thời gian số dƣ tồn tại trên tài khoản chỉ tính bằng giờ không chỉ bởi họ cần rút tiền để tiêu mà vẫn còn tâm lý “để tiền trong tài khoản ngân hàng thì không yên tâm”, cứ phải tiền trong tay mới là tiền của mình, còn để trong tài khoản thì không biết thế nào.
Điều này cho thấy, ngƣời dân vẫn chƣa mấy tin tƣởng vào hệ thống thanh toán điện tử mà vẫn giữ thói quen “tiền trao cháo múc”, “tiền tƣơi thóc thật”. Thói quen này cộng với tâm lý ngại công khai hoá thu nhập, doanh thu đang cản trở, hạn chế phát triển thanh toán điện tử ở Việt Nam.
2.1.4.2. Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập
Nhƣ trên đã phân tích, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những quy định về quản lý tiền mặt đã từng đƣợc sử dụng trƣớc đó đều bị loại bỏ hoặc các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhƣng không đi vào cuộc sống. Tiền mặt nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tƣợng và phạm vi sử dụng. Do vậy, tình trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu. Nhà nƣớc không quản lý và cũng không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và giữa các tầng lớp dân cƣ với nhau, vô hình chung đã tạo cho kinh tế “ngầm” phát triển.
Thời gian qua, mặc dù hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện khá nhiều song vẫn chƣa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện nhƣng vẫn chƣa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chƣa tạo đƣợc một cơ chế
tổng hợp điều chỉnh hoạt động TMĐT trong ngành ngân hàng, chƣa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan (nhƣ Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…). Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục đƣợc chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của ngƣời sử dụng, kể cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức CNTT cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn nhƣ những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ.
Gần đây, để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét xây dựng phƣơng án miễn giảm thuế và phí cho những trƣờng hợp thanh toán qua thẻ tín dụng. Song, vấn đề đặt ra là nên miễn giảm những loại thuế nào và giảm bao nhiêu để cả ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp đƣợc hƣởng lợi khi giao dịch qua thẻ ATM vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi và còn nhiều bất cập.
2.1.4.3. Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp còn hạn chế
Bên cạnh những bất cập về hệ thống pháp lý và thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân, kinh phí để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cũng là vấn đề không nhỏ đối với các ngân hàng. Thực tế cho thấy, đầu tƣ một máy ATM hiện quá tốn kém mà phí bù đắp lại quá ít. Đơn cử, với mỗi chiếc máy ATM, ngoài chi phí lắp đặt, duy trì thiết bị, thuê địa điểm thuận lợi, chi phí an ninh… và số tiền nạp trong máy, ngân hàng phải dự trữ một lƣợng vốn tới 500 triệu đồng/máy. Số tiền này sau khi nhân với tổng số máy ATM sẽ là không nhỏ và đây lại là số vốn không sinh lời cho ngân hàng, vì thế, có thể gây khó khăn cho vốn lƣu động của ngân hàng, đặc biệt trong những thời
điểm ngân hàng đang “khát vốn”. Chất lƣợng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán điện tử cũng chƣa phong phú, chƣa đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tƣợng sử dụng để có thể thay thế cho tiền mặt. Phƣơng thức giao dịch chủ yếu vẫn là tiếp xúc trực tiếp, để đƣợc nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thƣờng phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng, phƣơng thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng CNTT hiện đại nhƣ giao dịch qua internet, qua điện thoại... chƣa phát triển hoặc mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp.
Tính cạnh tranh trên thị trƣờng dịch vụ vẫn ở mức thô sơ và phát triển dƣới mức tiềm năng. Cạnh tranh bằng thƣơng hiệu và chất lƣợng dịch vụ chƣa phổ biến. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng lại tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Điều đó không chỉ làm tổn hại chính lợi nhuận của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà còn tổn hại tới sự gắn kết chính bản thân họ và khách hàng. Hơn nữa, khi cạnh tranh bằng giá, các tổ chức cung ứng dịch vụ sẽ tìm mọi cách giảm giá thay vì phải tăng chất lƣợng dịch vụ và cải tiến phƣơng thức phục vụ, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ và điều này sẽ hạn chế sự phát triển thị trƣờng này. Khi khách hàng không nhận thấy sự khác nhau, họ sẽ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ để chuyển sang sản phẩm khác chỉ đơn giản vì phí rẻ hơn, và nhƣ vậy, các tổ chức cung ứng sẽ rất khó duy trì đƣợc cơ sở khách hàng của mình.
2.1.4.4. Hạ tầng kỹ thuật phát triển chưa đồng bộ
Trƣớc hết, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chƣa đồng bộ, mới tập trung ở các đô thị, chƣa vƣơn đến các vùng nông thôn, miền núi; hệ thống POS chƣa phát triển và thiếu hệ thống chuyển
mạch; dịch vụ cho hệ thống ATM còn nghèo nàn. Số lƣợng máy ATM tuy có tăng, nhƣng phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp.
Một trở ngại không nhỏ nữa đối với quá trình thúc đẩy thanh toán điện tử là sự thiếu thống nhất trong hệ thống các thiết bị tiếp nhận thẻ tại Việt Nam. Ngƣời dùng thẻ thanh toán tại Việt Nam gặp khó khăn do hệ thống chấp nhận thẻ của các ngân hàng chƣa có sự liên thông đầy đủ. Thực tế hiện nay ở một số trung tâm mua sắm và siêu thị có trang bị POS nhƣng lƣợng khách thanh toán qua thẻ chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi các máy POS này chỉ chấp nhận thẻ VISA (thẻ tín dụng) và Mastercard (thẻ tín dụng quốc tế) chứ chƣa dùng đƣợc cho các thẻ nội địa, vì thế gây bất tiện cho ngƣời dùng cũng nhƣ lãng phí trong đầu tƣ.
2.1.4.5. Công tác thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú trọng và định hướng đúng đắn.
Những mục tiêu chiến lƣợc, định hƣớng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chƣa đƣợc công bố đầy đủ cho công chúng. Công tác thông tin tuyên truyền chƣa đƣợc chú trọng và định hƣớng đúng đắn. Vì vậy, không chỉ ngƣời dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, các phƣơng tiện thông tin đại chúng đôi khi còn phản ánh thiên lệch, khai thác những điểm yếu, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố tiêu cực mang tính cá biệt để đƣa lên công luận, thông tin đến với những ngƣời tiêu dùng thƣờng một chiều, thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin vào một công cụ thanh toán nào đó ngay từ khi mới bắt đầu phát triển.
Một cuộc điều tra mới đây của Cục TMĐT & CNTT (Bộ Công thƣơng) cho thấy trong 164 doanh nghiệp kinh doanh TMĐT tham gia khảo sát có 48% website có tích hợp chức năng thanh toán điện tử, hơn một nửa số còn lại sẽ tích hợp trong tƣơng lai. Vì thế, dù có nhiều trang web mua bán hàng hóa
qua mạng nhƣng ngƣời ta vẫn phải sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, qua hình thức thẻ cào trả trƣớc, chuyển khoản ...
Hình 2.5: Tỷ lệ website cung cấp dịch vụ TMĐT có khả năng thanh toán trực tuyến
Nguồn: Khảo sát của Cục TMĐT và CNTT năm 2013
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, phát triển thanh toán điện tử không chỉ là vấn đề của ngành ngân hàng bởi thực chất ngân hàng chỉ là tổ chức trung gian. Thanh toán điện tử chỉ có thể thực hiện đƣợc khi các chủ thể mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Việc mở tài khoản này lại phụ thuộc vào thu nhập và nhu cầu thanh toán của chính chủ thể thanh toán. Nhƣng nhu cầu này, thói quen này chỉ có đƣợc khi các chủ thể nhìn thấy những tiện ích, những thuận lợi trong thanh toán điện tử mà điều này có đƣợc hay không lại nhờ vào hệ thống ngân hàng. Tất nhiên, chỉ riêng những nỗ lực của hệ thống ngân hàng thì không thể đẩy nhanh thanh toán điện tử trong nền kinh tế mà cần và rất cần có hỗ trợ của Chính phủ để có những chủ trƣơng quyết liệt hơn, những chủ trƣơng mang tính chất bắt buộc phải triển khai đồng bộ trên diện rộng và phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Đồng thời, cũng cần áp dụng các mức phí ƣu đãi đối với các tổ chức sử dụng hình thức thanh toán điện tử nhằm tạo ra sự chênh lệch với nơi sử dụng tiền mặt. Có nhƣ vậy mới thay đổi
Có tích h?p Không S? tích h?p 48% 30% 22% Có tích hợp Không Sẽ tích hợp
đƣợc thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân, mới thay đổi đƣợc tƣ duy “rút tiền mặt từ ATM để thanh toán tiền hàng” trong dân chúng.