Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 96)

Vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đang ngày càng đƣợc quan tâm và việc Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng vào cuối năm 2010 đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề này trong hệ thống pháp luật kinh tế - dân sự Việt Nam.

Quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong TMĐT có thể bị tác động bởi 2 nhóm yếu tố: thứ nhất là những yếu tố của môi trƣờng thƣơng mại truyền thống nhƣ thông tin, chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ, v.v…; thứ hai là những yếu tố đặc thù của môi trƣờng điện tử nhƣ bảo vệ thông tin cá nhân, ngăn chặn quảng cáo không mong muốn (thƣ rác), vấn đề an ninh an toàn trong giao dịch, v.v…Do vậy, các quy định pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong TMĐT thời gian qua đã đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản nhƣ sau:

- Giao dịch TMĐT phải tuân thủ các quy định pháp luật chung về bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Những tranh chấp về chất lƣợng hàng hóa, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin sai lệch … sẽ đƣợc xử lý nhƣ trong các giao dịch truyền thống.

- Mức độ bảo vệ của pháp luật đối với ngƣời tiêu dùng trong giao dịch TMĐT cũng tƣơng đƣơng nhƣ trong môi trƣờng truyền thống. Ngƣời bán trong môi trƣờng điện tử không phải tuân thủ những quy định khắt khe hơn hay đƣợc hƣởng ƣu đãi hơn so với ngƣời bán trong môi trƣờng truyền thống.

- Hệ thống pháp luật TMĐT chỉ điều chỉnh những khía cạnh đặc thù của giao dịch điện tử liên quan đến vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng.

Với tinh thần trên, các văn bản liên quan đến vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong TMĐT thời gian qua chủ yếu tập trung vào 2 khía cạnh đặc thù là bảo vệ thông tin cá nhân của ngƣời tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong quá trình giao kết hợp đồng trên website TMĐT. Bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong quá trình giao kết hợp đồng trên website TMĐT chủ yếu đƣợc giải quyết thông qua các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và quy trình giao kết hợp đồng trên môi trƣờng điện tử, nhằm thu hẹp khoảng cách về bất bình đẳng thông tin đối với ngƣời tiêu dùng và nâng cao tính minh bạch của môi trƣờng TMĐT.

Các đối tác tham gia vào một giao dịch TMĐT trên internet hoặc các mạng mở khác không nhất thiết hoặc không thể gặp mặt nhau, họ tiến hành các giao dịch chủ yếu thông qua những công nghệ mới và trong một môi trƣờng khác biệt so với truyền thống. Thông thƣờng, ngƣời tiêu dùng không biết rõ các thông tin về hàng hoá, dịch vụ đƣợc cung cấp nhƣ ngƣời bán, khả năng bị thiệt hại cao hơn, vì vậy cần có những quy định pháp luật bảo vệ họ.

Tóm lại, để bảo vệ đƣợc quyền lợi của ngƣời tiêu dùng trong lĩnh vực TMĐT thì cần phải tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp. Trƣớc tiên, cần đƣa ra những quy định bắt buộc về việc cung cấp rõ thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ cũng nhƣ bắt buộc họ phải có những chính sách riêng để bảo vệ thông tin của ngƣời tiêu dùng. Sau đó, là cơ chế giải quyết tranh chấp và yêu cầu bồi thƣờng từ phía sai phạm. Đồng thời, xử lý nghiêm

những trƣờng hợp lợi dụng TMĐT để lừa đảo, quảng cáo không đúng sự thật về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Nếu thực hiện triệt để giải pháp này sẽ làm cho TMĐT phát triển lành mạnh hơn và có đƣợc sự tin tƣởng, ủng hộ từ phía ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 96)