Nhận thức của người dân về Thương mại điện tử thấp

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 55)

Ngày nay, TMĐT đã và đang đi vào cuộc sống của ngƣời dân, nhƣng trên thực tế, TMĐT ở nƣớc ta vẫn chƣa theo kịp với sự phát triển của TMĐT thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nhận thức của các doanh nghiệp và ngƣời dân về TMĐT còn thấp.

Về phía các doanh nghiệp, theo điều tra của Ban CNTT & TMĐT (Nay là Cục TMĐT & CNTT – Bộ Công thƣơng) năm 2003, 100% doanh nghiệp đƣợc điều tra đều nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của TMĐT đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển TMĐT ở Việt Nam. Có 79% các doanh nghiệp đƣợc điều tra đồng ý với các lợi ích của TMĐT nhƣ: Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có; Lôi kéo khách hàng mới; Cải thiện sự hài lòng của khách hàng; Tăng doanh số; Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp... cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức khá rõ ràng về các lợi ích của TMĐT.

Trong số đó, có 96% số doanh nghiệp đƣợc khảo sát cho rằng TMĐT giúp doanh nghiệp tăng một kênh bán hàng; 85% số doanh nghiệp mong muốn thông qua việc tham gia TMĐT có thể xây dựng đƣợc hình ảnh cho doanh nghiệp mình cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có mục đích rõ ràng và đúng đắn khi tham gia TMĐT. Chỉ có rất ít doanh nghiệp tham gia TMĐT theo phong trào.

Về phía cá nhân, ngƣời tiêu dùng, trình độ nhận thức của ngƣời dân về TMĐTđƣợc thể hiện ở một số tiêu chí nhƣ sau:

Thứ nhất, về kỹ năng tin học, ngƣời dân vẫn còn gặp khó khăn khi tiếp cận với TMĐT vì thiếu những kỹ năng cơ bản về tin học.

Thứ hai, dân chúng hầu nhƣ chƣa đƣợc làm quen hoặc hiểu biết rất mơ hồ về TMĐT. Cụ thể, đại đa số ngƣời tiêu dùng chƣa biết rõ về lợi ích của TMĐT mà chủ yếu là tiếp cận ở những mặt trái của nó nhiều hơn do chƣa có chƣơng trình tuyên truyền hiệu quả về lợi ích của TMĐT. Bên cạnh đó,mặc dù, chứng thực điện tử đã đƣợc một số doanh nghiệp nghiên cứu triển khai nhƣ VDC, ICB, tuy nhiên, số lƣợng doanh nghiệp tham gia khai thác dịch vụ còn hạn chế, đại bộ phận doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng ít biết về ý nghĩa của chứng thực điện tử đối với TMĐT bởi đây còn là vấn đề rất mới và chƣa có nhiều chƣơng trình tuyên truyền về ý nghĩa của hệ thống chứng thực điện tử. Đồng thời, ngƣời tiêu dùng vẫn chƣa quen và tin vào hệ thống thanh toán trực tuyến.

Thứ ba, trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ngƣời tiêu dùng tiếp cận dễ dàng hơn với TMĐT. Tuy nhiên, đây không phải là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng bởi vì hiện nay số ngƣời biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ (Tiếng Anh) khá nhiều.

Nhƣ vậy, thực tế cho thấy, về phía các doanh nghiệp hầu hết đã nhận thức rõ tầm quan trọng và rất tích cực trong việc ứng dụng CNTT và TMĐT. Tuy nhiên, về phía ngƣời dân, mặc dù họ đã bắt đầu tham gia vào ứng dụng TMĐT nhƣng lại nhận đƣợc khá nhiều thông tin phản ánh sai lệch từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng về một phƣơng tiện giao dịch điện tử ngay từ khi mới hình thành, đồng thời, qua nhiều vụ lừa đảo, gian lận đã dẫn đến làm mất lòng tin của họ về TMĐT . Do đó, vấn đề nhận thức của ngƣời dân vẫn đƣợc đánh giá là rào cản lớn nhất khi tham gia vào TMĐT.

Một phần của tài liệu Những trở ngại đối với sự phát triển thương mại điện tử lành mạnh ở Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)