Sự đổi mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở 3– BIDV

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ 3 – NGÂN HÀNG BIDV (Trang 64)

I. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH 3– BIDV

2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở 3– BIDV

2.6. Sự đổi mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở 3– BIDV

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì ngân hàng luôn phải thay đổi, cải tiến chất lượng sản phẩm của mình cũng như quy trình, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Một ngân hàng khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác nếu không biết đổi mới, phát triển, đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình. Sự đổi mới có thể đo lường qua các chỉ tiêu sau:

• Số lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng cung cấp mới.

• Sự mở rộng và tạo mối quan hệ đối với các đơn vị hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

• Số lượng các phòng giao dịch, chi nhánh mới.

• Các quy định của ngân hàng về: đối tượng cho vay, tỷ trọng số tiền vay trên

giá trị tài sản đảm bảo, các phương thức cho vay mới.

• Mức độ cải tiến trong quy trình, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng

Để đánh giá sự đổi mới trong hoạt động của SGD3 ta sẽ tìm hiểu mức độ thực hiện các chỉ tiêu trên của ngân hàng như thế nào. Trong 3 năm 2008-2010, các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại SGD3 không có gì thay đổi. Sở vẫn thực hiện các sản phẩm đó là: Cho vay mua ô tô, cho vay mua, sửa và xây mới nhà, cho vay du

học và cho vay khám chữa bệnh. Trong đó, SGD3 tập trung vào 2 sản phẩm chính đó là cho vay mua ô tô và cho vay mua nhà. Trên thị trường, còn rất nhiều các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác như: cho vay xuất khẩu lao động và cho vay tiêu dùng phục vụ các mục đích đời sống khác. SGD3 cần tìm hiểu nhằm mở rộng để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiềm năng này tại sở mình. Cùng với đó, tuy số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch mới đã được mở rộng trên cả nước nhưng thực tế số chi nhánh thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng là rất ít, hầu hết tập trung ở các thành phố lớn, các dịch vụ phục vự hoạt động tiêu dùng cho người dân đã phát triển.

Hiện nay SGD3 đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với các hãng bán xe lớn như Toyota, Ford Thăng Long, Isuzu Cầu Giấy, Matiz... để các hãng này giới thiệu khách hàng đến ngân hàng vay tiền mua xe trả góp. Nhưng mối quan hệ này tuy đã có các hợp đồng liên kết nhưng mới chỉ dừng lại ở các điều khoản hai bên hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh chứ chưa triển khai hình thức cho vay gián tiếp. Trong thời gian tới, SGD và các hãng bán lẻ này nên ký hợp đồng mua bán nợ, ở đó SGD3 sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền được bán chịu tối đa, loại tài sản được bán chịu…

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ 3 – BIDV

1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua môi trường kinh doanh có nhiều biến động. Các ngân hàng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng cao, nhưng đây lại là một hoạt động chứa đầy rủi ro cho ngân hàng. Chính những khó khăn đó đã ảnh hưởng tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng và làm giảm hiệu quả của hoạt động này đối với ngân hàng. Tuy nhiên, với sự cố gắng nỗ lực của mình, SGD3 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được những kết quả đáng khích lệ đối với sản phẩm tín dụng này. Cụ thể là:

Thứ nhất, là một bộ phận mới mẻ nằm trong hoạt động tín dụng tại SGD3, nhưng cho vay tiêu dùng ngày càng tăng lên về cả dư nợ lẫn lợi nhuận.

Dư nợ và lãi thu về từ hoạt động cho vay tiêu dùng đã tăng mạnh từ 2008 tới 2010. Năm 2008 dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ đạt 3.2 tỷ nhưng sang năm 2009, dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng 175% lên mức 8.8 tỷ đồng và năm 2010 con số này tăng 64.8% để đạt mức 14.5 tỷ đồng. Cùng với đó, lãi thu được từ hoạt động này cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2008 lãi thu về từ cho vay tiêu dùng chỉ đạt 0.45 tỷ nhưng con số này đã tăng lên nhanh chóng và đạt mức 1.32 tỷ năm 2009 và 2.32 tỷ năm 2010. Những con số đó đã đánh dấu một bước tiến lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại SGD3.

Thứ 2, cho vay tiêu dùng nâng cao hình ảnh của SGD3 và tăng khả năng huy động vốn cho sở.

Có thể nói cho vay tiêu dùng sẽ đưa tên tuổi của ngân hàng đến gần với khách hàng cá nhân hơn. Tình hình kinh tế hiện nay rất bất ổn, việc huy động và cho vay tới doanh nghiệp là khó khăn do đó mục tiêu của ngân hàng trong thời điểm này là hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân. Đến với SGD3-BIDV, khách hàng cảm thấy hài lòng trong việc vay vốn, quan hệ của khách hàng với ngân hàng ngày càng mở rộng hơn, và đó là điều kiện để nâng cao uy tín và tên tuổi cho BIDV nói chung và SGD3 nói riêng. Điều này phần nào là một động lực làm tăng khả năng huy động vốn và quảng bá thêm các sản phẩm huy động, tín dụng khác cho ngân hàng.

Thứ 3, chất lượng các khoản vay của SGD3 đã không ngừng tăng cao.

Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại SGD3 ở mức thấp và có xu hướng giảm từ 2008-2010. Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2008, tỷ lệ này là 5.25% và giảm xuống còn 1.77% vào năm 2009 và 1.48% năm 2010. Năm 2009, nợ quá hạn giảm 12 triệu đồng, giảm 7.14% so với năm 2008. Qua những con số thống kê trên ta thấy được sự tăng lên của chất lượng các khoản vay và trong hiệu quả từ việc thu nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Ta thấy rằng, với các nhu cầu vốn để mua sắm, sửa chữa nhà cửa thì tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, tiếp

theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các khoản nợ xấu đều có khả năng thu hồi. Một kết quả đáng khích lệ đó là SGD3 chưa có một khoản cho vay tiêu dùng nào phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay.

Thứ 4, Phát huy được trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng được tổ chức thường xuyên, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và hiểu biết về hoạt động cho vay tiêu dùng. Cùng với đó là việc đơn giản hóa quy trình thủ tục, giảm bớt phiền hà, thời gian thẩm định khách hàng, tài sản bảo đảm và ra quyết định tín dụng ngắn. SGD3 đã rút ra được những kinh nghiệm trong thực tiễn để tạo điều kiện tìm đến những nhóm khách hàng có tiềm năng lớn, kiểm tra và đánh giá trước, trong và sau khi cho vay để tạo cơ hội đầu tư an toàn, hiệu quả.

Thứ 5, các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng rất hiệu quả.

Trong cuộc cạnh tranh tại thời điểm hiện nay, lãi suất huy động vốn ngày càng được tăng cao bất chấp quy định mức lãi suất huy động tối đa là 14% nhiều ngân hàng vẫn huy động ở mức 15% đến 16%. Do đó lãi suất cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn và đầy đủ. Do vậy mà việc thẩm định khách hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất là rất cần thiết. Ngoài việc thẩm định về nguồn trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo thì vấn đề đạo đức của khách hàng cũng được thẩm tra một cách kĩ càng. Nhìn và kết quả tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ tín dụng phân tích ở trên ta có thể thấy được những tiến bộ trong việc hạn chế rủi ro tín dụng của SGD3-BIDV.

Để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, cần phải có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng ngân hàng hiện nay thường thực hiện: chức năng bán hàng (tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, tiếp thị…), chức năng quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo tài sản đảm bảo định kỳ…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ 3 – NGÂN HÀNG BIDV (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w