Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ 3 – NGÂN HÀNG BIDV (Trang 28)

II. ĐỊNH GIÁ CHO VAY TIÊU DÙNG

2.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từ phía ngân hàng

2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng

2.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từ phía ngân hàng

2.1.1. Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng.

Để tính được mức độ hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng là như thế nào thì chúng ta phải biết được tỉ trọng lãi của hoạt động này trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Không chỉ có vậy, tỉ lệ này còn cho chúng ta biết được mức độ cho vay tiêu dùng cần được mở rộng ra trong thời gian tới. Tỉ lệ này được tính theo công thức:

(Tỉ trọng thu lãi từ hoạt

động cho vay tiêu dùng) =

2.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ tổn thất trong cho vay tiêu dùng

Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng =

Tỷ lệ nợ khó đòi trong cho vay tiêu dùng =

Phân tích tình hình nợ quá hạn để biết được thêm chất lượng của hoạt động tín dụng, khả năng rủi ro và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà từ đó có thể đưa ra các biện pháp để phòng ngừa và khắc phục trong tương lai.

2.1.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng.

Tỷ lệ dư nợ CVTD trong tổng DNTD =

Chỉ tiêu này cho ta thấy được mức độ thực hiện cho vay tiêu dùng so với các hoạt động tín dụng khác trong toàn bộ hoạt động tín dụng nói chung và từ đó đưa ra các biện pháp, mục tiêu để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng trong tương lai

2.1.4. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Tốc độ tăng trưởng

dư nợ cho vay tiêu dùng

Mức tăng dư nợ CVTD = Dư nợ CVTD(t) – Dư nợ CVTD(t – 1)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho ta biết % tăng lên dư nợ tín dụng của năm hiện tại so với năm trước. Chỉ số này có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cho vay tiêu dùng đặt ra.

2.1.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì ngân hàng luôn phải thay đổi, cải tiến chất lượng sản phẩm của mình cũng như quy trình, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Một ngân hàng khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác nếu không biết đổi mới, phát triển, đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình. Sự đổi mới có thể đo lường qua các chỉ tiêu sau:

Số lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng cung cấp mới.

Sự mở rộng và tạo mối quan hệ đối với các đơn vị hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Số lượng các phòng giao dịch, chi nhánh mới.

Các điều kiện mở rộng về: đối tượng cho vay; tỷ trọng số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo, các phương thức cho vay mới.

Mức độ cải tiến trong quy trình, thủ tục thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng

2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt cho vay tiêu dùng đối với khách hàng. hàng.

Để đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng đối với khách hàng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn và chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng vay cho mục đích tiêu dùng:

2.2.1. Các chỉ tiêu về lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn.

Hệ số lợi nhuận = x 100%

Hiệu quả sd vốn = x 100%

Về phía khách hàng thì hiệu quả sự dụng vốn thể hiện sự thành đạt qua quá trình sử dụng vốn để tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh của ngân hàng, qua đó củng cố được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng.

Bảng 1.3: Bảng đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu Điểm số

I Hướng dẫn thủ tục cho khách hàng vay

1 CBTD hướng dẫn tận nơi cho khách hàng có nhu cầu vay 10

2 Gửi email cho khách hàng (về thủ tục điều kiện vay) 8

3 Khách hàng chỉ được hướng dẫn khi đến tận trụ sở ngân hàng 6

II Điền thông tin trong tờ khai về nhân thân lai lịch khách hàng, về mục đích sử dụng tiền vay

1 CBTD đặt câu hỏi cho khách hàng rồi tự tay điền vào tờ đơn 10

2 Để khách hàng tự điền vào đơn 4

III Thời gian thẩm định khách hàng, thẩm định TSĐB và ra quyết định tín dụng.

1 Từ 4 – 5 ngày 10

2 Từ 6 – 8 ngày 6

IV Đánh giá của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng

1 80% - 100% đánh giá tốt 10

2 50% - 79% đánh giá tốt 7

3 30% - 49% đánh giá tốt 5

4 Dưới 30% đánh giá tốt 0

Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Do đó việc các ngân hàng phải tăng cường hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng là rất cần thiết. Nhưng đây là một khái niệm trừu tượng chúng ta không thể tính được một cách chính xác được chất lượng dịch vụ mà một ngân hàng có thể cung cấp mà phải đánh giá nó qua quan điểm chủ quan của khách hàng, những tín hiệu mà cán bộ tín dụng nhận biết được qua quá trình giao dịch: sự tin cậy, cảm tình, sự yêu thích của khách hàng đối với hoạt động này. Chất lượng của hoạt động chăm sóc khách hàng được thể hiện qua những mặt sau:

Thủ tục giao dịch khi khách hàng đến vay nhằm mục đích tiêu dùng.

Độ an toàn, chính xác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Tốc độ xử lý các giao dịch là nhanh hay chậm: thủ tục thẩm định tài chính, mục đích sử dụng vốn, thủ tục thẩm định tài sản đảm bảo.

Tính khách quan và công tác chăm sóc khách hàng cũng như mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Bảng 1.4: xếp hạng chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng

Điểm số Xếp hạng chất lượng

31 – 25 Khá

24 – 20 Trung bình

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ 3 – BIDV

I. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH 3 – BIDV

1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng BIDV

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ 1981 – 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,...

1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức toàn bộ hệ thống BIDV

34 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN… NGÂN HÀNG VIỆT - NGA KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

HỘI SỞ CHÍNH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC HỘI ĐỒNG,

CÁC PHÒNG BAN

CÔNG TY CHUYỂN MẠCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA NGÂN HÀNG VIỆT - LÀO NGÂN HÀNG VID - PUBLIC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÔNG TY BẢO HIỂM CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH KHỐI ĐẦU TƯ KHỐI LIÊN DOANH KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI CÔNG TY

2. Lịch sử hình thành và phát triển của sở 3 – BIDV

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Với những thành công đạt được trong việc thực hiện Dự án “Tài chính Nông thôn I” khoản tín dụng số 2855-VN, World Bank (WB) đã quyết định tiếp tục tài trợ cho Chính phủ việt nam “Dự án Tài chính Nông thôn II” khoản tín dụng số 3648- VN có trị giá 200 triệu Đô la Mỹ nhằm giúp Chính phủ Việt nam tiếp tục cải thiện tình hình tài chính cho khu vực nông thôn.

Được sự đồng ý của WB ngày 18/4/2002 Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ra Quyết định 285/QĐ-TTg giao trách nhiệm cho BIDV đóng vai trò chủ đầu tư Dự án; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định 617/QĐ- NHNN ngày 14/6/2002 chuyển giao nhiệm vụ quản lý Dự án Tài chính Nông thôn I từ Ban Quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sang cho BIDV. Để triển khai hoạt động ngân hàng bán buôn cho hai dự án TCNT I, II, tháng 7/2002, BIDV đã thành lập Sở Giao dịch III với tư cách là một chi nhánh của BIDV (Quyết định số 40/QĐ-HĐQT ngày 02/7/2002). SGD III có trụ sở tại: Toà nhà VIT, 519 Kim Mã, Hà Nội.

Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là chủ dự án (ngân hàng bán buôn) cho các dự án tín dụng phát triển quốc tế, quản lý và cho vay tiếp tới các tổ chức tài chính, các tổ chức tài chính vi mô; Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ và quy định của BIDV; Thực hiện dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án và các nghiệp vụ khác theo ủy nhiệm của Tổng giám đốc BIDV .

2.2. Cơ cấu tổ chức

SGD3-BIDV được tổ chức một cách khoa học và chi tiết. Ban giám đốc điều hành toàn bộ hệ thống sở. Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc là các khối: Quản lý dự án, tín dụng, dịch vụ khách hàng và quản lý nội bộ. Trong mỗi khối có các phòng ban thực hiện những nhiệm vụ nhất định:

Khối quản lý dự án:

Phòng quản lý dự án: đầu mối trong quan hệ với Ngân hàng Thế Giới trong thực hiện dự án.

Phòng lựa chọn định chế (LCDC): lựa chọn, giám sát, hỗ trợ các định chế tài chính (PFI/MFI) trong việc tham gia dự án.

Phòng thẩm định các tiểu dự án bán buôn: tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn và hướng dẫn thực hiện tiểu dự án tại PFI/MFI.

Phòng môi trường: hướng dẫn và thực hiện giám sát tác động đến môi trường các tiểu dự án vay vốn.

Khối tín dụng:

Phòng quan hệ khách hàng (QHKH): đầu mối tiếp xúc khách hàng, thực hiện các thủ tục cho vay, thu nợ đối với hoạt động tín dụng thương mại.

Phòng quản trị tín dụng (QTTD): quản trị các hợp đồng tín dụng, bảo lãnh… Phòng quản lý rủi ro (QLRR): thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro trong mọi hoạt động của SGD3.

Phòng Ngân hàng đại lý ủy thác (NHDLUT): thực hiện quản lý giải ngân và thu nợ các dự án vay ODA.

Khối dịch vụ khách hàng (DVKH):

Phòng dịch vụ khách hàng (DVKH): thực hiện nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ (QL&DVKQ): trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ.

Phòng thanh toán quốc tế (TTQT): tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh theo quy định của BIDV.

Khối quản lý nội bộ:

Phòng điện toán: quản trị mạng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin phát triển phần mềm, quản lý cơ sở dữ liệu… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng tài chính kế toán (TCKT): hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của các dự án, hoạt động thương mại, hậu kiểm, quản lý thu chi và các nghĩa vụ khác.

Phòng kế hoạch tổng hợp (KHTH): thực hiện tổng hợp kế hoạch công tác và cân đối nguồn vốn.

Phòng tổ chức hành chính (TCHC): thực hiện công tác hành chính, quản trị mua sắm tài sản, tổ chức cán bộ.

Chức năng nhiệm vụ của SGD3.

Từ khi thành lập đến nay, SGD3 được quy định các nhiệm vụ cơ bản sau: Trực tiếp làm chủ dự án (ngân hàng bán buôn), quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ các tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính (PFI), các tổ chức vĩ mô.

3. Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn và một số hoạt động dịch vụ khác tại sở 3 – BIDV trong những năm vừa qua tại sở 3 – BIDV trong những năm vừa qua

3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn không những là điều kiện để thực hiện của bất cứ doanh nghiệp hay công ty nào để hoạt động, nó còn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng của các hoạt động khác trong ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại sở 3 - BIDV

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 so với 2008 Chỉ tiêu 2008 2009 2009 so với 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tuyệt đối % Tổng vốn huy động 890 100 1139 100 249 27.9

1.Phân theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi dân cư 8 0.9 15 1.32 7 87.5

Doanh nghiệp 469 54.5 565 49.6 96 20.46

Định chế tài chính

423 44.6 559 49.08 136 32.15

2.Phân theo thời gian

Dưới 12 tháng 584 65.6 682 59.87 98 16.8

Trên 12 tháng 306 34.4 457 40.13 151 49.35

3.Phân theo nội ngoại tệ

Nội tệ (VND) 668 75.1 860 75.5 192 28.7 Ngoại tệ 222 24.9 279 24.5 57 25.7 Năm 2010 so với 2009 Chỉ tiêu 2009 2010 2010 so với 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tuyệt đối % 38

Tổng vốn huy

động 1139 100 1762 100 623 54.7

1.Phân theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi dân cư 15 1.32 34 1.93 19 126.7

Doanh nghiệp 565 49.6 678 38.5 113 20

Định chế tài

chính 559 49.08 1050 59.59 491 87.8

2. Phân theo thời gian

Dưới 12 tháng 682 59.87 1075 61 393 57.6

Trên 12 tháng 457 40.13 686 39 229 50.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Phân theo nội ngoại tệ

Nội tệ (VND) 860 75.5 1365 77.5 505 58.7

Ngoại tệ 279 24.5 397 22.5 118 42.3

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2010 của SGD3-BIDV)

Biểu đồ 2.1 : Quy mô huy động vốn qua các năm của SDG3

Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2010 của SGD3 – BIDV)

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, SGD3 đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn của mình, tổng số vốn huy động không ngừng tăng qua các năm 2008 - 2010. Năm 2008 tổng vốn huy động là 890 tỷ đồng, giảm so với năm 2007 là 150 tỷ đồng. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới bị biến động nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và cả tình hình huy động vốn

chung trong nền kinh tế. Đến năm 2009, số tiền huy động đã đạt 1139 tỷ đồng, tăng 249 tỷ với tốc độ tăng là 27.9%, nhưng chưa đạt kế hoạch đặt ra là 1250 tỷ đồng. Tới năm 2010, tiền huy động đạt mốc 1762 tỷ đồng, vượt mức 10.125% so với kế hoạch đặt ra 1600 tỷ và tăng 623 tỷ so với năm 2009 với tốc độ 54.7%. Nguyên

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ 3 – NGÂN HÀNG BIDV (Trang 28)