Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ 3 – NGÂN HÀNG BIDV (Trang 41)

I. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH 3– BIDV

3.2.Hoạt động sử dụng vốn

3. Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn và một số hoạt động dịch vụ khác tại sở 3 –BIDV trong những

3.2.Hoạt động sử dụng vốn

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn song nó lại có rủi ro cao nhất cho các ngân hàng thương mại. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập cho ngân hàng từ các rủi ro đó. Có rất nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn chủ, đẩy ngân hàng tới phá sản. Do vậy các ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ. Trong đó, có 3 nguyên tắc cơ bản trong khi cấp tín dụng mà các ngân hàng phải tuân theo đó là:

Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn theo đúng mục đích đã được thỏa thuận với ngân hàng.

Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả.

Bảng 2.2 : Tình hình cho vay tại SGD3-BIDV

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2008 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch Số tiền % Chênh lệch Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 68 100 398 100 330 485.3 816 100 418 105

1.Phân theo đối tượng khách hàng

Bán lẻ 12 17.64 30 7.54 18 150 21 2.57 -9 -30

Doanh

nghiệp 56 82.36 368 92.46 312 557.1 795 97.43 427 116

2.Phân theo thời gian

Ngắn

hạn 24 35.30 97 24.37 73 304.2 208 25.5 111 114.43

TDài hạn

44 64.70 301 75.63 257 584.1 608 74.5 307 102

3.Phân theo loại tiền

Nội tệ 54 79.4 248 62.31 198 396 516 63.2 268 108

Ngoại

tệ 14 20.6 150 37.69 136 971.4 300 36.7 150 100

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2010 của SGD3 –BIDV)

Biểu đồ 2.2: Tình hình thực hiện so với kế hoạch về tổng dư nợ

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh SGD3 – BIDV 2008 – 2010)

Qua biểu đồ trên, ta thấy dư nợ cho vay của SGD3 tăng rất nhanh qua 3 năm từ 2008 - 2010. Năm 2009, tổng dư nợ là 398 tỷ đồng, tăng 330 tỷ so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 485.3% và vượt kế hoạch 98 tỷ đồng tương ứng 32.67%. Năm 2010, dư nợ tín dụng tăng 418 tỷ so với năm 2009 lên mức 816 tỷ với tốc độ tăng là 105% và vượt kế hoạch 16 tỷ tương ứng 2%. Trong khoảng thời gian 2008 – 2009, tình hình kinh tế thế giới nói chung và nên kinh tế nước ta nói riêng rất bất ổn. Nhưng dư nợ tín dụng tại SGD3 đã tăng lên một cách thần kì. Đây là một tốc độ tăng khá cao, thể hiện uy tín và bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng của SGD3 ngày càng được khẳng định. Để đạt được điều đó là do SGD3 luôn là đơn vị chủ chốt của toàn bộ hệ thống BIDV, luôn được hội sở quan tâm, lượng khách hàng uy tín, khách hàng doanh nghiệp quen thuộc là rất lớn. Ngoài ra lượng khách hàng mới tại SGD3 cũng tăng lên đáng kể.

Như phân tích ở phần huy động vốn, doanh nghiệp và các định chế tài chính là đối tượng chính và thường xuyên tại SGD3, còn khách hàng cá nhân, hộ gia đình là một thành phần khách hàng mới. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Do mới thực hiện hoạt động bán lẻ (từ 10/2007) nên việc cho vay bán lẻ của SGD3 vẫn ở mức độ thấp hơn nhiều so với cho vay các doanh nghiệp (DN) và định chế tài chính (ĐCTC). Năm 2008 dư nợ đối với hoạt động bán lẻ chỉ đạt 12 tỷ chiếm tỉ trọng 17.64%, trong khi đó dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính là 56 tỉ chiếm 82.36%. Năm 2009 con số này tăng 18 tỷ lên 30 tỷ đồng nhưng năm 2010, dư nợ hoạt động bán lẻ chỉ đạt 21 tỷ đồng, giảm 9 tỷ so với năm 2009. Trong khi đó, nguồn vốn cho vay DN và ĐCTC lại tăng rất nhanh với tốc độ tăng là tươn ứng qua các năm là 557.1% và 116%.

Phân tổng dư nợ tín dụng theo thời gian ta thấy rằng cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Năm 2008, cho vay trung dài hạn đạt 44 tỷ chiếm 64.7%. Năm 2009, cho vay trung dài hạn chiếm 75.6% trong khi đó cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 24.4%. Năm 2010, tỷ lệ này là 74.5%-25.5%. Ta có thể thấy rằng cơ cấu kỳ hạn này chưa phù hợp với cơ cấu huy động vốn của chi nhánh. Trong khi tỷ trọng vốn huy động tương ứng là 40% đối với vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động thì tỷ trọng cho vay trung dài hạn là trên 70% tổng dư nợ. Với việc đầu tư như vậy ngân hàng sẽ có lợi nhuận cao nhưng việc mất cân đối giữa nguồn vốn và tài sản như vậy sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng rất cao cho hoạt động của ngân hàng.

Phân theo loại tiền: các khoản vay bằng nội tệ chiếm ưu thế chủ yếu so với ngoại tệ (cho vay bằng VNĐ chiếm trên 74% so với 26% của ngoại tệ), nhưng cả hai loại tiên cho vay này đều có mức độ tăng khá cao vào năm 2010. Dư nợ bằng nội tệ tăng 108% và ngoại tệ tăng 100% so với năm 2009.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ 3 – NGÂN HÀNG BIDV (Trang 41)