0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tổ chức kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM PHÍ NHÂN THỌ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT KIÊN GIANG (Trang 31 -31 )

1.2.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ muốn hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả thì cần cĩ sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Trong một doanh nghiệp bảo hiểm, tùy theo quy mơ và lĩnh vực

hoạt động mà cĩ thể cĩ các bộ phận chức năng như: bộ phận nghiệp vụ, bộ phận Makerting, bộ phận phục vụ khách hàng, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận tài chính, bộ phận kế tốn, bộ phận pháp lý, bộ phận nhân sự, hệ thống thơng tin v.v… Khả năng phối hợp hoạt động giữa các bộ phận và trong bộ phận với nhau này tùy thuộc vào doanh nghiệp cĩ kết cấu tổ chức như thế nào. Cơ cấu tổ chức sẽ xác định nhiệm vụ được giao cho mỗi vị trí trong cơng việc trong doanh nghiệp và xác định bộ phận nào sẽ báo cáo với bộ phận nào.

1.2.1.2. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm nhiều hoạt động gắn liền với các bộ phận chức năng khác nhau. Mỗi bộ phận chức năng thực hiện các cơng việc riêng biệt của mình và phối hợp với các chức năng khác để hồn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thơng qua các hoạt động chức năng sau:

Định phí bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểm cần xác định được giá bán của sản phẩm trước khi cung cấp ra thị trường, và cơng việc này được gọi là định phí bảo hiểm. Việc định phí bảo hiểm được thực hiện bởi các định phí viên, những người này cĩ trách nhiệm tính tốn và đưa ra mức phí (tỷ lệ phí) cho từng loại sản phẩm. Riêng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc thì phí bảo hiểm do nhà nước quy định.

Khai thác bảo hiểm phi nhân thọ:

Việc khai thác bảo hiểm ở các doanh nghiệp bảo hiểm là quá trình đánh giá rủi ro và ra quyết định về việc chấp nhận hay khơng chấp nhận rủi ro ở mức độ nào. Quá trình đánh giá rủi ro cĩ thể thực hiện sơ bộ thơng qua khai thác viên hoặc chuyển cho bộ phận đánh giá rủi ro chuyên nghiệp của doanh nghiệp, cĩ thể đánh giá rủi ro theo từng nghiệp vụ sản phẩm riêng biệt.

Sau khi đánh giá rủi ro và chấp nhận rủi ro đĩ, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác bảo hiểm qua các kênh phân phối khác nhau, cĩ thể là trực tiếp hoặc gián tiếp (qua mơi giới, đại lý) tùy thuộc đặc điểm của từng doanh nghiệp.

Giải quyết các khiếu nại chi trả bồi thường:

Khi cĩ khiếu nại yêu cầu giải quyết từ phía khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành thực hiện các cơng việc xác minh, xác định tổn thất và giải quyết quyền lợi trong phạm vi trách nhiệm của mình như đã cam kết trong hợp đồng. Việc giải quyết khiếu nại trong một số trường hợp phức tạp cĩ thể cần đến sự tham gia của các tổ chức giám định độc lập hoặc sự can thiệp của cơ quan pháp luật.

Các hoạt động khác:

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cũng cĩ các hoạt động như makerting, nhân sự, tài chính, kế tốn, pháp lý, dịch vụ khách hàng, hệ thống thơng tin, giám sát… Tuy nhiên, do đặc thù riêng của ngành bảo hiểm nên hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải cĩ những quy định riêng cho hoạt động kinh doanh như: việc trích lập dự phịng, chi trả hoa hồng, đầu tư tài chính, duy trì khả năng thanh tốn, giám định tổn thất, đề phịng hạn chế tổn thất,…

1.2.2. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.

1.2.2.1. Định nghĩa tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đĩ một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo. Hay nĩi một cách chung và dễ hiểu nhất là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm”.

1.2.2.2. Sự cần thiết phải tiến hành tái bảo hiểm.

Các tổ chức nhận bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia bảo hiểm. Đến lượt mình, các tổ chức nhận bảo hiểm (Người bảo hiểm gốc) cũng trở thành đối tượng được bảo hiểm. Bởi vì, một khi những tai nạn rủi ro của người được bảo hiểm xảy ra liên tục vượt quá khả năng tài chính của tổ chức bảo hiểm gốc, sẽ gây khĩ khăn cho tổ chức đĩ và cĩ thể đưa đến phá sản. Vì vậy một nghiệp vụ mới xuất hiện để đảm bảo cho người bảo hiểm – đĩ là nghiệp vụ tái bảo hiểm.

Cĩ thể thấy sự cần thiết của tái bảo hiểm qua các lý do sau:

- An tồn: một trong những lý do để mua bảo hiểm là người được bảo hiểm muốn giảm bớt lo âu về sự khơng chắc chắn của tổn thất. Mua bảo hiểm tạo ra yếu tố an tâm. Tổ chức bảo hiểm cũng tìm kiếm sự an tồn, an tâm và đạt được những điều này bằng việc tái bảo hiểm.

- Gĩp phần ổn định tỷ lệ bồi thường: tổ chức bảo hiểm gốc cĩ thể tránh sự biến động trong các khoản chi bồi thường trong một năm và qua nhiều năm bằng việc tái bảo hiểm.

- Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm: tổ chức bảo hiểm cĩ thể cĩ giới hạn về tài chính đối với mức độ rủi ro mà họ cĩ thể chấp nhận. Vì vậy dịch vụ cĩ thể bị từ chối hay chỉ được chấp nhận một phần. Bằng cách tái bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm gốc cĩ khả năng tăng năng lực của họ để chấp nhận dịch vụ.

- Lợi ích “vĩ mơ” trên thị trường bảo hiểm: một lợi ích cuối cùng là chi phí rủi ro được dàn trải trong tồn thị trường bảo hiểm thế giới. Rất nhiều các tổ chức tái bảo hiểm hàng đầu ở các nước như: Đức, Thụy sĩ, Nhật bản, Mỹ, Pháp, Anh. Bằng việc tái bảo hiểm cho các tổ chức này và một số tổ chức khác, rủi ro khơng chỉ tác động vào một nền kinh tế mà rủi ro của một quốc gia được san sẻ trên tồn thế giới.

1.2.2.3. Phân loại tái bảo hiểm.

Căn cứ vào tính chất các loại tái bảo hiểm, tồn bộ các hợp đồng tái bảo hiểm được phân loại như sau:

- Tái bảo hiểm tạm thời hay nhiệm ý. - Tái bảo hiểm cố định hay bắt buộc. - Tái bảo hiểm dự sẵn hay dự ước.

1.2.2.4. Các phương thức tái bảo hiểm.

Để tiến hành phân tán rủi ro, các tổ chức bảo hiểm đã vận dụng nhiều phương thức tái bảo hiểm khác nhau. Cĩ thể chia ra làm 2 phương thức tái bảo hiểm khác nhau căn cứ vào việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng tái bảo hiểm, hai phương thức đĩ là tái bảo hiểm tỷ lệ và tái bảo hiểm khơng tỷ lệ.

1.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính.

Vì bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động theo nguyên tắc “đĩng trước – nhận sau” nên quỹ bảo hiểm sẽ cĩ thời gian nhàn rỗi, đây chính là cơ sở quan trọng của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm phi nhân thọ.

Mặc dù khoản đĩng gĩp của mỗi người là nhỏ nhưng với số đơng người tham gia, quỹ bảo hiểm mà các tổ chức bảo hiểm phi nhân thọ nắm giữ cĩ thể đạt được quy mơ rất lớn.

Lúc này, trên thị trường tài chính, các tổ chức bảo hiểm phi nhân thọ trở thành những nhà đầu tư “đáng gờm”. Họ khơng chỉ quản lý quỹ bảo hiểm mà phát triển nĩ bằng nguồn thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính, từ đĩ họ cĩ thể đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm hoặc cĩ điều kiện làm giảm khoản đĩng gĩp của mỗi thành viên.

1.3. HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VAØ MƠI GIỚI BẢO HIỂM. 1.3.1. Hoạt động đại lý bảo hiểm.

Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu chào bán sản phẩm bảo hiểm thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các cơng việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

Đại lý bảo hiểm là người được cơng ty bảo hiểm ủy quyền, đại diện cho doanh nghiệp chào bán sản phẩm bảo hiểm và được hưởng thù lao từ kết quả kinh doanh (hoa hồng đại lý bảo hiểm). Thu nhập của đại lý bảo hiểm cĩ thể hồn tồn từ hoạt động bảo hiểm hoặc khơng tùy thuộc vào đại lý bảo hiểm. Phạm vi cung cấp sản phẩm của đại lý thường là những nghiệp vụ đơn giản, phổ biến. Đối với hoạt động của đại lý, doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải chịu trách nhiệm về hoạt động tư vấn, quản lý và ký kết hợp đồng.

1.3.2. Hoạt động mơi giới bảo hiểm.

Hoạt động mơi giới bảo hiểm là việc cung cấp thơng tin tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các điều kiện cĩ liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Mơi giới bảo hiểm là người được người được bảo hiểm ủy quyền, cĩ nhiệm vụ tìm kiếm trong số các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường một doanh nghiệp đảm bảo cung cấp bảo hiểm với sự tương thích tốt nhất giữa phí và chất lượng dịch vụ trên cơ sở cĩ tính đến các điều kiện mà cơng ty đặt ra và khả năng an tồn về mặt tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đĩ. Thu nhập chính của mơi giới là từ hoạt động bảo hiểm, được trả bởi bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà mơi giới đại diện cho khách hàng nên việc sở hữu thơng tin khách hàng là thuộc về mơi giới, bên cạnh đĩ, nhà mơi giới phải cĩ trách nhiệm với bên mua bảo hiểm về những tư vấn của mình. Chính vì vậy nhà

mơi giới bảo hiểm phải cĩ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như một điều kiện đăng ký hành nghề.

1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ. DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ.

Theo hệ thống các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm của Bộ Tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được thể hiện qua các chỉ tiêu:

1.4.1. Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm gốc.

Những thay đổi lớn về doanh thu phí bảo hiểm gốc qua các năm thường là dấu hiệu của sự mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm tăng đột biến cĩ thể là dấu hiệu doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào các loại hình bảo hiểm hoặc lĩnh vực hoạt động mới một cách vội vã, khơng tính tới hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đĩ, doanh thu phí bảo hiểm tăng đột biến cịn cĩ thể là dấu hiệu doanh nghiệp bảo hiểm đang cố gắng tăng luồng tiền để đáp ứng các trách nhiệm chi trả bồi thường của các hợp đồng đã ký trước đây. Doanh thu phí bảo hiểm giảm mạnh cĩ thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt khai thác một số nghiệp vụ nào đĩ, thu hẹp phạm vi khai thác do cĩ nhiều tổn thất ở một số nghiệp vụ, hoặc mất thị phần do cạnh tranh.

Chỉ tiêu này được tính như sau: Chỉ tiêu thay đổi doanh

thu phí bảo hiểm gốc =

Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm hiện tại - Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm trước Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm trước

1.4.2. Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường

Tỷ lệ bồi thường là một trong các chỉ tiêu thể hiện chất lượng khai thác và quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp, tỷ lệ bồi thường cĩ ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (khơng tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ bồi thường cao cĩ khả năng làm cho doanh nghiệp bảo hiểm bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, làm ảnh hưởng tới khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường =

Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại ± (tăng/giảm) dự phịng bồi thường

Phí bảo hiểm thuần được hưởng

1.4.3. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Tỷ lệ chi phí là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thơng qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp và do đĩ cĩ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (khơng tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này được tính như sau: Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm =

Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm Doanh thu phí bảo hiểm thuần

1.4.4. Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp

Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp là chỉ tiêu tổng quát nhất cho biết kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (khơng tính tới kết quả hoạt động đầu tư tài chính). Về lâu dài, kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là yếu tố chủ yếu quyết định sự ổn định về mặt tài chính và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này là sự kết hợp giữa chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường và chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp = Tỷ lệ bồi thường + Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.4.5. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ phí bảo hiểm.

Tỷ lệ nợ phí là một trong các chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý nợ phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Chỉ tiêu này cao ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghi p b o hi m phi nhân th và ngược lại.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ phí bảo hiểm = Nợ phí bảo hiểm

Doanh thu phí bảo hiểm thuần

1.4.6. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh quy ước

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là lấy tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trừ tổng chi phí hoạt động kinh doanh. Chỉ số này càng cao chứng tỏ các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động càng hiệu quả và ngược lại.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh

doanh quy ước =

Tổng thu – Tổng chi Doanh thu phí bảo hiểm gốc

1.5. BAØI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ CƠNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ KHÁC TẠI VIỆT NAM.

1.5.1. Cơng ty bảo hiểm Liberty.

So sánh tương quan thị phần giữa các cơng ty bảo hiểm nước ngồi trên thị trường, hiện nay cơng ty bảo hiểm Liberty (Mỹ) đang chiếm thị phần lớn nhất.

Chiến lược phát triển của Liberty là tập trung khai thác mảng thị trường bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm sức khoẻ, vốn là những thế mạnh của cơng ty này trên thị trường tồn cầu. Với kinh nghiệm về phát triển kinh doanh bảo hiểm xe ơ tơ trên thế giới, tại Việt Nam, Liberty đã hợp tác với các đối tác phân phối xe ơ tơ như Saigon Ford, Toyota Lý Thường Kiệt, Haxaco Hàng Xanh, BMW hay Audi đã tạo điều kiện cho Liberty cĩ thể chiếm tới gần 30% thị phần

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM PHÍ NHÂN THỌ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT KIÊN GIANG (Trang 31 -31 )

×