Các yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Khóa luận : CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI TẬP ĐOÀN FPT (Trang 34)

Yếu tố kinh tế-chính trị: Chu kì kinh tế và chu kỳ kinh doanh gây ảnh hưởng rất

lợi đến tuyển chọn nhân sự. Trong giai đoạn nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, hoặc nền kinh tế đang có chiều xuống đi xuống với nhiều biểu hiện của sự bất ổn, doanh nghiệp vẫn cần phải duy trì lực lượng lao động hiện tại nhằm đảm bảo các hoạt động của thường nhật của doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải giảm tuyển dụng nhân sự, giảm thiểu chi phí cho lao động và hướng tới việc để cho một người lao động trong doanh nghiệp có thể kiêm nhiệm một hay nhiều chức vụ khác nhau. Ngược lại, nền kinh tế phát triển và có xu hướng ổn định, doanh nghiệp cần có một lực lượng lao động dồi dào hơn đáp ứng được sự mở rộng sản xuất của họ. Việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm nhiều người mới, có tay nghề kỹ thuật cao, đòi hỏi phải có mức lương hấp dẫn để thu hút những người có năng lực, tăng phúc lợi và cải thiện môi trường làm việc. Bên cạnh đó, tình hình chính chị cũng có những ảnh hưởng nhất định đến Tuyển dụng nhân sự. Khi một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế sẽ có những cơ hội lớn để phát

triển bền vững, mức lương cũng như điều kiện sống của người lao động cũng nhờ đó được nâng cao cả về tinh thần lẫn vật chất. Tình trạng hiện tại của nền kinh tế phần nào phản ánh được tình trạng của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế phát triển thì doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh và do đó cần nhiều lao động mới hơn, nhu cầu tuyển dụng cũng nhờ đó mà tăng cao, cơ hội việc làm cho người lao động cũng được mở ra nhiều hơn.

Yếu tố văn hóa-xã hội: Nếu các yếu tố văn hóa-xã hội phát triển sẽ giúp nâng cao

phẩm chất và ý thức của con người, từ đây có thể nâng cao chất lượng các ứng viên tham gia tuyển dụng nhân sự. Mặt khác, quan niệm và xu hướng cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tuyển dụng nhân sự.

Yếu tố pháp luật của nhà nước: Từ tháng một năm 1995 thì Luật Lao động của

nước ta đã được ban hành làm điều kiện áp dụng. Luật pháp có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc chấp hành các quy định và chính sách về đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng nhân sự. Những ngành nghề nhận được sự ưu tiên phát triển từ nhà nước sẽ có cơ hội thu hút được sự tham gia của nhiều ứng viên và do đó việc thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự cũng dễ dàng hơn.

Thị trường lao động: Doanh nghiệp cần nhìn ra được mối quan hệ cung-cầu về

loại lao động mà doanh nghiệp đang sử dụng. Yếu tố này được thể hiện qua số lượng người lao động tìm việc làm trên số lượng người lao động mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Nếu số người lao động đang cần tìm việc lớn hơn số lượng mà doanh nghiệp cần tuyển dụng thì tức là cung lớn hơn cầu, điều này là có lợi đối với hoạt động tuyển dụng nhân sự. Thường thì tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì nguồn cung ứng lao động cho doanh nghiệp càng lớn và như vậy thì doanh nghiệp càng dễ tuyển nhân viên hơn. Cùng một ví trí công việc cần tuyển thì sẽ có nhiều người nộp đơn xin việc và nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội để lựa chọn ra được những ứng viên phù hợp nhất đối với công việc cần tuyển dụng. Ở Việt Nam, dân số phát triển với tốc độ nhanh, lực lượng lao động hàng năm đều gia tăng. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động tuyển dụng nhân sự.

Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, các

doanh nghiệp không những cạnh tranh nhau về sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà còn cạnh tranh nhau về số lượng, chất lượng của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là tài sản quý nhất mà doanh nghiệp cần phải giữ gìn và phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có các chính sách phù hợp, chế độ đãi ngộ tốt thì mới có thể thu hút và giữ được nhân tài làm việc và đóng góp cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chính là yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp trong môi trường

cạnh tranh hiện nay. Khi môi trường cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt thì các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, vị thế trên thị trường thì càng thu hút nhiều lao động trên thị trường và ngược lại doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh kém thì sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự.

Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật: Khoa học công nghệ không ngừng phát

triển đòi hỏi người lao động cần phải kịp thời thích ứng, công tác tuyển dụng nhân sự cần được nâng cao để tìm được những lao động có khả năng, đưa khoa học công nghệ vào quá trình tuyển dụng nhân sự giúp rút ngắn thời gian tuyển dụng nhân sự mà vẫn đảm bảo được chất lượng của hoạt động tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó, việc thay đổi khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc cần ít lao động hơn để sản xuất ra một sản phẩm tương đương. Điều này có nghĩa là các nhà quản trị cần sắp xếp và bố trí lại lực lượng lao động dư thừa.

Quan điểm của xã hội về nghề nghiệp và vị trí công việc: Các vị trí công việc có

nhiều cơ hội thăng tiến, đem lại mức thu nhập cao hay cơ hội phát triển năng lực bản than thì sẽ thu hút càng nhiều ứng viên tham gia nộp đơn xin việc. Ngược lại, những công việc bị đánh giá là thu nhập thấp, ít cơ hội thăng tiến hay nhàm chán, nguy hiểm, vị trí xã hội thấp,… sẽ khó có thể thu hút được nhiều ứng viên. Vì vậy, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp cao, việc làm khó tìm kiếm thì nhiều người vẫn không chấp nhận những công việc như vậy.

Trên đây là các lý thuyết cơ bản liên quan đến hoạt động tuyển dụng nhân sự gồm có hoạt động tuyển mộ và hoạt động tuyển chọn. Từ những lý thuyết cơ sở này, bài Khóa luận tốt nghiệp sẽ nghiên cứu thực trạng hoạt động tuyển dụng nhân sự tại Tập đoàn FPT cũng như đưa ra những đánh giá về hoạt động này ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Khóa luận : CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI TẬP ĐOÀN FPT (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w