Đa dạng hoá các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 90)

7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 101 50 58 8Công tác kế hoạch hóa còn yếu12160

3.2.5. Đa dạng hoá các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)

Hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng như cuộc sống. Nhà trường THCS phải tổ chức các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS, tạo nên sự hấp dẫn thu hút HS tham gia tự giác tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức phẩm chất, nhân cách HS.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

* Nội dung của giải pháp

- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp:

+ Hoạt động theo tiến độ thời gian, thực hiện xen kẽ cùng với chương trình, kế hoạch học tập các môn học trên lớp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hoạt động hè …

+ Hoạt động theo chủ điểm các ngày lễ lớn trong năm học + Hoạt động đáp ứng yêu cầu XH

- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng:

+ Hoạt động văn hoá - xã hội: Không những giáo dục tư tưởng chính trị mà còn hình thành nhiều phẩm chất khác ở các em. Đó là tình đoàn kết gắn bó, yêu thương con người, tự hào về quê hương, đất nước

+ Hoạt động công ích XH: Nhằm giáo dục ý thức, góp phần xây dựng quê hương, giúp đỡ gia đình để sản xuất ra của cải vật chất, có thái độ đúng với người lao động, góp phần bảo vệ thành quả lao động, xây dựng quê hương, đất nước.

+ Hoạt động văn hoá – nghệ thuật: Bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần.Bồi dưỡng lòng khát khao cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp.

+ Hoạt động thể thao – quốc phòng, tham quan du lịch: Giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ đoàn kết, năng động sáng tạo, hình thành thái độ hành vi bảo vệ môi trường và tăng cường lòng yêu quê hương, đất nước.

+ Tìm hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật, phục vụ học tập để mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học để từ đó ứng dụng vào cuộc sống.

* Cách thức thực hiện giải pháp.

Hiệu trưởng nhà trường phải căn cứ vào Luật Giáo Dục và những chỉ thị của Bộ giáo dục, các cấp lãnh đạo để đề ra những giải pháp thích hợp hướng hoạt động ngoài giờ lên lớp vào mục tiêu thực hiện chức năng giáo dục: Chủ yếu “ dạy người” bao hàm nội dung tư tưởng đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, những phẩm chất của người lao động. Xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào những hướng dẫn của Bộ; Sở giáo dục – đào tạo về hoạt động ngoài giờ lên lớp, đề ra kế hoạch cho sát thực tiễn, cần chọn lọc các hoạt động phù hợp. Xác định chủ điểm cho từng thời gian, có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học, thậm chí có kế hoạch dài hạn nhiều năm (4 năm học THPT: trồng cây xanh, xây dựng môi trường…). Các hoạt động phải phong phú đa dạng, nhằm thu hút, hấp dẫn HS tham gia tích cực,. Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp phải chỉ đạo thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đã đề ra. Sau đây, chúng tôi đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

a. Hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng ngày. - Ở trường :

+ Duy trì nề nếp học tập, đi học đầy đủ, đúng giờ + Vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Tự quản tốt: truy bài, đọc sách báo, văn nghệ trong 15 phút đầu giờ + Giờ ra chơi: Tập thể dục giữa giờ, vui chơi giải trí, nghe nhạc, thời sự, giáo dục truyền thống …

- Ở nhà:

+ Học bài, làm bài, học nhóm, tổ …

+ Giúp đỡ công việc gia đình, tham gia công tác xã hội từ thiện … b. Hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần:

- Vệ sinh toàn trường, lao động, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bồn hoa ...

Tiết chào cờ đầu tuần: có thể chọn các hình thức hoạt động sau:

* Hình thức 1:

+ Nhận xét tuần thi đua, phổ biến kế hoạch trong tuần. Riêng tuần thứ nhất của tháng có sơ kết tháng và kế hoạch tháng tới.

+ Văn nghệ: ca ngợi quê hương đất nước, Đảng, Bác Hồ, ca khúc Cách mạng…

* Hình thức 2:

+ Tổ chức hình thức vui học: kết hợp với tổ chuyên môn ra câu hỏi, có quà thưởng nếu trả lời đúng

+ Mời công an nói chuyện pháp luật, an toàn giao thông. hiểm hoạ của ma tuý, tệ nạn XH, HIV …

+ Mời giáo viên, cộng tác viên báo cáo các chuyên đề theo chủ điểm tháng.

Nên kết hợp hai hình thức này một cách hợp lý, tránh nhàm chán.

c. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm học.

* Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Hình thức 1:

+ Tham quan phòng truyền thống, tìm hiểu về truyền thống nhà trường + Tuyên truyền những bài viết (Thơ, văn, bài hát …) về nhà trường. - Hình thức 2: Giờ chào cờ, đội văn nghệ hát những bài hát về nhà trường.

* Chủ đề tháng 10: Chăm ngoan, học giỏi Nội dung:

15/10, kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục: Giáo dục động cơ, thái độ học tập, phấn đấu trở thành HS giỏi.

 20/10 kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền giáo dục về truyền thống phụ nữ Việt Nam: “ Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”

+ Phát động phong trào thi đua “ Hai tốt ”: HS phấn đấu giờ học tốt, điểm tốt + Viết báo tường về học tập

+ Tìm hiểu gương các nữ anh hùng liệt sĩ (của địa phương càng tốt) - Hình thức 2:

+ Nêu gương dưới cờ những HS vượt khó học giỏi + Tổ chức báo cáo kinh nghiệm học tập ở các lớp

+ Thi viết bài về vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, trong thời kỳ CNH – HĐH .

* Chủ đề tháng 11: Tôn sư trọng đạo Nội dung:

20/11 – Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam: Giáo dục lòng biết ơn và kính yêu Thầy cô giáo. “ Tôn sư trọng đạo ”; “ Gia đình trường học đầu tiên”; “ Cha, mẹ - Người thầy đầu tiên”…

- Hình thức 1:

+ Mít tinh kỷ niệm 20/11: Tuyên dương khen thưởng, báo cáo truyền thống ngày Nhà giáo Việt nam

+ Thi viết báo tường, làm tập san về Thầy cô và mái trường

+ Tổ chức văn nghệ: ca ngợi Thầy, cô, mái trường, thi sáng tác, cắm hoa .. - Hình thức 2:

+ Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của những người Thầy nổi tiếng: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành, Chu Văn An …

+ Giao lưu với cựu HS của trường về những kỷ niêm với thầy cô, mái trường. * Chủ đề tháng 12: Học tập và rèn luyện theo gương anh bộ đội Cụ Hồ Nội dung: 22/12 - Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam: Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn và học tập anh bộ đội Cụ Hồ.

- Hình thức 1:

+ Phát động thi đua: “ Noi gương anh bộ đội Cụ Hồ ”, giữ gìn kỷ luật, tác phong quân sự, lập công, thực hiện giờ tốt, điểm tốt.

+ Tổ chức mít tinh kỷ niệm 22/12, văn nghệ ca ngợi truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, hát ca khúc Cách Mạng.

- Hình thức 2:

+ Mời cựu chiến binh về nói chuyện truyền thống QĐND Việt Nam. + Kết nghĩa, giao lưu văn nghệ, TDTT với đơn vị bộ đội kết nghĩa. + Tổ chức tham quan Bảo tàng quân đội.

* Chủ đề tháng 1 + 2: Mừng Đảng - Mừng Xuân Nội dung:

9/1 – Kỷ niệm ngày sinh viên học sinh: Giáo dục truyền thống HS 3/2 – kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: giáo dục lòng kính yêu Đảng và Bác Hồ.

- Hình thức 1:

+ Nêu gương những học sinh – sinh viên xuất sắc đạt giải quốc tế về mọi mặt: học tập, TDTT, các cuộc thi sáng tạo ...

+ Mời cán bộ Ban tuyên giáo nói chuyện về vai trò của Đảng và Bác Hồ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

+ Văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ. - Hình thức 2:

+ Tổ chức thi tìm hiểu về sinh viên –học sinh có thành tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, trong học tập, lao động.

+ Phát động cuộc thi và tổng kết khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc, HS nghèo vượt khó học tập giỏi.

+ Tổ chức thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ. + Sáng tác thơ văn ca ngợi Đảng, Bác Hồ.

* Chủ đề tháng 3: Tiến bước lên Đoàn Nội dung:

8/3: Ngày quốc tế phụ nữ: Giáo dục truyền thống phụ nữ Việt Nam 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đoàn

- Hình thức 1:

+ Phát động thi đua “ Nói lời hay làm việc tốt ” + Tổ chức mít tinh chào mừng 8/3, 26/3

+ Thi “Khéo tay kỹ thuật”; “Học sinh thanh lịch ”; thi viết bài “ Ước mơ xanh” - Hình thức 2:

+ Toạ đàm về 8/3 “ Công - Dung- Ngôn -Hạnh ”; về 26/3 truyền thống của Đoàn: có thể cắm trại, hội diễn văn nghệ.

+ Thi hát ca khúc Cách mạng, hoàn thành công trình Thanh niên + Phát động thực hiện tốt “ tháng Thanh niên”

* Chủ đề tháng 4: Hoà bình hữu nghị Nội dung:

 22/4: Kỷ niệm ngày sinh Lê Nin. Giáo dục chủ nghĩa quốc tế Cộng sản. 30/4: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, lòng tự hào dân tộc.

- Hình thức 1:

+ Mời cán bộ Ban tuyên giáo nói chuyện về Lê Nin, vai trò của Lê Nin với sự ghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH

+ Mời Cựu chiến binh nói chuyện về đại thắng mùa xuân năm 1975

+ Văn nghệ – TDTT: Ca khúc Cách mạng thời chống Mỹ, giao lưu văn nghệ giữa học sinh và đơn vị bộ đội kết nghĩa.

- Hình thức 2:

+ Triển lãm tranh ảnh về lịch sử giải phóng miền Nam

+ Tổ chức tham quan viện bảo tàng quân đội hoặc du khảo “về chiến trường xưa”; “ Căn cứ Cách mạng” …

* Chủ đề tháng 5: Bác Hồ kính yêu Nội dung:

19/5 – Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: GD lòng kính yêu Bác Hồ.

+ Sinh hoạt trong giờ chào cờ về cuộc đời, tấm gương đạo đức sáng ngời, suốt đời vì dân, vì nước, vì hoà bình và hạnh phúc nhân loại của Bác.

+ Văn nghệ: “ Những bài ca dâng Bác ” - Hình thức 2:

+ Tổ chức thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Hồ + Tổ chức “ Báo công dâng Bác” về những thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức Cách mạng.

* Ngoài các hoạt động trên, còn nhiều hoạt động giáo dục khác do các cấp, các ngành phối hợp tổ chức. Nhà trường linh hoạt chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả giáo dục cao như:

+ Thi viết thư Quốc tế UPU.

+ Hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội: ủng hộ nạn nhân chất độc da cam – điôxin; trẻ em mồ côi, tàn tật, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, ngày vì người nghèo, bảo trợ tài năng trẻ …

+ Hoạt động uống nước nhớ nguồn: giúp đỡ các gia đình thương – bệnh binh, gia đình liệt sĩ, thăm viếng giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng …

+ Tham gia tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, truyền thống CM địa phương, dân số – sức khoẻ - sinh sản vị thành niên, tháng thanh niên, ngày thế giới không hút thuốc lá …

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 90)