Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức thông qua tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 85)

7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 101 50 58 8Công tác kế hoạch hóa còn yếu12160

3.2.3. Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức thông qua tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Giúp Hiệu trưởng quản lý chặt chẽ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Phát huy vai trò của nhiệm và giáo viên bộ môn, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức.

Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã định một cách đồng bộ thường xuyên liên tục.

Giúp cán bộ giáo viên phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm hoàn thành tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Căn cứ vào bản kế hoạch Hiệu trưởng tổ chức bộ máy làm công tác giáo dục đạo đức, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong Ban giám hiệu, phân công các cán bộ giáo viên vào các tổ nhóm phù hợp với năng lực của mình, quy định quyền hạn trách nhiệm của các tổ nhóm phù hợp và các cá nhân.

Hiệu trưởng phân công một Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý công tác giáo dục đạo đức của chủ nhiệm và các tập thể lớp.

Hiệu trưởng yêu cầu các tổ trưởng tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn chỉ đạo cán bộ giáo viên trong tổ thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức của từng tổ và của nhà trường.

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là lực lượng có ảnh hưởng lớn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho hoc sinh của một lớp. Hiệu trưởng có kế hoạch chọn lựa đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, định ra các tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm gồm các tiêu chuẩn: có năng lực chuyên môn vững vàng; có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể; có khả năng giáo dục;

thuyết phục học sinh, nhiệt tình yêu thương học sinh; được học sinh tin cậy, kính trọng. Cần phải thành lập tổ chủ nhiệm theo khối.

Công tác giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm bao gồm: Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp; tập huấn công tác tự quản, hướng dẫn hoạt động tự quản cho tập thể lớp; theo dõi nề nếp học tập rèn luyện hàng tuần của tập thể lớp; tổ chức sinh hoạt lớp; tổ chức hội thảo về rèn luyện đạo đức; khuyến khích động viên sự cố gắng của học sinh, biểu dương những học sinh có thành tích, xử lý học sinh vi phạm; tổ chức cho học sinh tự đánh giá hạnh kiểm; phối hợp với nhà trường đánh giá hạnh kiểm học sinh; phối hợp với các lực lượng giáo dục thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh; mời gặp phụ huynh để thống nhất biện pháp giáo dục cho học sinh cá biệt.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng tốt các mối quan hệ với các lực lượng giáo viên khác trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về mục tiêu nội dung, kế hoạch công tác. Định kỳ báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu những thuận lợi, khó khăn kết quả giáo dục đạo đức học sinh, phối hợp với Ban giám hiệu giáo dục học sinh cá biệt.

Giáo viên chủ nhiệm kếp hợp với Tổng phụ trách Đội hay Đoàn thanh niên để xây dựng tập thể học sinh tự quản, theo dõi ý thức tham gia thi đua của lớp và cùng giáo dục đạo đức học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, những nhu cầu nguyện vọng của các em, những điểm đặc biệt của một số học sinh. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh từng kỳ, trao đổi, bàn bạc thống nhất để đánh giá một cách khách quan, công bằng kết quả rèn luyện của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tổ chức phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, dự kiến nội dung hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục gia đình trong việc giáo dục đạo

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giảng dạy bộ môn. Cần chú trọng phát huy ưu thế của bộ môn Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân đối với nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Nội dung giáo dục đạo đức phải được cụ thể hoá trong từng tiết dạy và được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá tiết dạy. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức thao giảng rút kinh nghiệm, phổ biếne nhân rộng trong toàn tổ. Các tổ bộ môn phải dự giờ theo định kỳ, đánh giá kết quả đạt được, đề xuất các phương pháp giáo dục đạo đức thích hợp với đặc trưng bộ môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn gắn với nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Giữ gìn trật tự kỷ luật, thực hiện nghiêm túc nội quy trong giờ học bộ môn là một trong những yêu cầu của công tác giáo dục đạo đức. Giáo viên bộ môn phải có trách nhiệm quản lý giờ học bộ môn và chịu trách nhiệm về các hiện tượng xảy ra trong giờ học bộ môn. Diễn biến của tiết học được phản ánh vào sổ đầu bài, các trường hợp đặc biệt phải thông tin cho giáo viên quản lý học sinh, giáo viên chủ nhiệm hoặc Ban giám hiệu.

Ngoài việc chỉ đạo tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn Hiệu trưởng phải phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức thông qua hoạt động Đội, tổ chức đội tự quản do Đội thiếu niên trường phụ trách. Mỗi buổi trực tự quản gồm 4 học sinh với sự hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội. Các hoạt động của Đội cũng cần có sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

Hiệu trưởng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra công tác giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra phân công Phó Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm, kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên bộ môn, kiểm tra hoạt động tự quản của học sinh, kiểm tra các hoạt động ngoài giờ lên lớp của các bộ phận được phân công, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng tuần, kiểm tra công tác giáo dục học sinh cá biệt.

Hình thức kiểm tra bao gồm: dự giờ sinh hoạt, dự giờ giảng dạy; nghe báo cáo; kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, hồ sơ giảng dạy, hồ sơ tự quản của các lớp, trực

tiếp kiểm tra nề nếp học sinh; triệu tập các buổi họp yêu cầu các đối tựơng kiểm tra báo cáo quá trình chuẩn bị, quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và các qúa trình giáo dục đạo đức, báo cáo kết quả đạt được. Thông qua kiểm tra Hiệu trưởng nắm bắt thông tin đánh giá kết quả, biểu dương khen thưởng, xử lý các biểu hiện sai sót, bổ sung điều chỉnh kế hoạch.

Vịêc kiểm tra nề nếp, kỷ cương của các tập thể lớp phải tiến hành hàng ngày và phải có nội dung trọng tâm trong tuần, tháng.

Hiệu trưởng cần nắm thông tin một cách chính xác thông qua các loại báo cáo tuần, báo cáo tháng của các tổ chuyên môn, tổ giám thị, thông qua các cuộc họp hoặc các cuộc giao tiếp xã hội, giao tiếp nội bộ.

Hàng tuần Hiệu trưởng phân công một Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục đạo đức xử lý số liệu do Ban giám hiệu kiểm tra hoặc số liệu báo cáo của các tổ, nhóm và cá nhân.

Căn cứ vào số liệu báo cáo và kết quả theo dõi Hiệu trưởng điều chỉnh bổ sung kế hoạch tuần, kế hoạch tháng.

Hiệu trưởng thực hiện chế độ khen thưởng, động viên giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, các cá nhân có thành tích về công tác giáo dục đạo đức, phê bình nhắc nhở những cán bộ giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w