Mình vì mọi người, mọi người vì mình 465 15 20 2,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 53)

Qua kết quả ở bảng 2.5 chúng tôi thấy đa số học sinh có thái độ đồng tình với nhiều quan niệm đúng. Mình vì mọi người, mọi người vì mình, cao nhất với điểm trung bình là 2,89. Đạo đức quan trọng hơn tài năng (2,75); Đạo đức của mỗi người là do mỗi người quyết định (2,74); Đạo đức do xã hội quyết định

(2,61). Các em không đồng tình với một số quan niệm sai: Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền (1,16); Tiền trao cháo múc (1,34); Có tiền mua tiên cũng

được (1,33); Sống để hưởng thụ (1,51); Đạt được mục đích bằng mọi giá (1,55) – Tức các em không đồng tình với quan niệm sống vì tiền, sống ích kỷ, thủ đoạn, sống để hưởng thụ … Tuy nhiên bên cạnh thái độ ủng hộ của học sinh đồng tình với những quan niệm đúng, không đồng tình với những quan niệm sai, vẫn còn thái độ thiên về cá nhân thực dụng: Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ; Tài năng quan trọng hơn đạo đức (1,65)… Chúng ta cần phải giáo dục học sinh vươn tới lối sống cao đẹp hơn, tránh sa vào lối sống ích kỷ, cá nhân, hưởng thụ tầm thường.

2.2.1.2. Những biểu hiện yếu kém về đạo đức của học sinh các trường THCS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Để tìm hiểu thực chất những biểu hiện yếu kém về ĐĐ của học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với GVCN, cán bộ quản lý, tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn thanh niên, công an phường, xã trên địa bàn các trường THCS của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, thu được kết quả như sau:

* Về ý thức đạo đức:

Học sinh yếu kém về ĐĐ thường có biểu hiện kém phát triển về ý thức hoặc có khi trở nên vô ý thức trong quan hệ với cộng đồng, với người khác. Nhận thức về xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin hoặc hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thỗ lỗ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những mặt tích cực. Đôi khi có sự di chuyển niềm tin vào những người tốt, vào những lẽ sống và những lý tưởng sống tích cực, cao đẹp sang niềm tin mù quáng vào cuộc sống bụi đời, với những bạn đường sống ngoài lề của cuộc sống xã hội, bất chấp hành vi ĐĐ, pháp luật, dư luận.

* Về mặt tình cảm và ý chí đạo đức.

Một số em có những dấu hiệu bị tổn thương về mặt tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò, thậm chí cá biệt có những em trở nên ù lì, chai sạn, phớt đời, hận đời, hằn học, có những em hận thì hỗn xược với cả những người ruột thịt của mình. Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, thiếu người thân, khao khát

các em tiêu cực, mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược yếu thế. Một số em tỏ ra kém ý chí: Không tự kiềm chế được hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập, lao động và công việc cụ thể.

* Một số biểu hiện về hành vi, thói quen đạo đức

+ Học sinh yếu kém về ĐĐ thường có biểu hiện vi phạm nội quy trường lớp, kỷ cương nề nếp, vi phạm kỷ luật: Bỏ học, bỏ giờ, đi học muộn thường xuyên, đi học không có sách vở, không đủ dụng cụ học tập, ý thức học tập yếu; trong giờ học mất trật tự, không ghi chép bài, học bài; quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử.

+ Đôi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược, hỗn hào, chọc tức, trêu chọc người khác, vô lễ với thầy cô giáo, với người trên, hay nói tục, chửi bậy, bắt nạt bạn bè, một số em tuy học giỏi nhưng tỏ ra kiêu ngạo, ích kỷ, thiếu lòng nhân hậu, nhân ái.

+ Một số em thường có những biểu hiện liên kết nhóm nhỏ tự phát, hành động theo những nhu cầu sở thích không lành mạnh, đôi khi đối lập với tập thể, với xã hội, hay có những trò tinh quái trêu chọc bạn bè, có những hành vi phản ứng quyết liệt khi chúng cảm thấy bị xúc phạm, hoặc trả đữa cho bỏ tức… Nói năng cọc cằn thô lỗ, có biểu hiện lệch lạc thái quá trong quan hệ giao tiếp bạn bè, người lớn, người khác giới.

+ Một số em tập nhiễm những thói quen xấu, tự do phóng túng, ăn mặc lập dị, hút thuốc lá, uống rượu bia, cờ bạc, cá cược và một số em có hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh và thuê người khác đánh bạn, phá hoại tài sản của nhà trường, đua xe, vi phạm luật giao thông, đua chen đời sống thực dụng, yêu đương quá sớm.

Những trẻ em yếu kém về đạo đức, đặc biệt là không có nhu cầu XH lành mạnh, sống thiếu niềm tin, kém ý chí… thì thông thường rơi vào tình trạng học tập yếu kém. Cùng với thời gian theo các bậc học, với tác động của gia đình và môi trường xã hội, từ chỗ tập nhiễm những yếu tố tiêu cực, dần dần trở thành những đặc điểm tính cách của trẻ, khó giáo dục, nhưng không có nghĩa là chúng

trở thành những trẻ “mất dạy”; “vô giáo dục”… như một số người đã ám chỉ một cách thiếu sư phạm.

Thực tế điều tra cho thấy số học sinh hư, yếu kém về ĐĐ buộc thôi học ngày càng tăng, mỗi năm chênh lệch 2 đến 3 em. Một thực trạng tồn tại nhiều năm nay là hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp tiểu học đều được tuyển vào học THCS kể cả số học sinh ý thức yếu, học sinh hư, cá biệt vẫn được vào học THCS ở huyện Quảng Xương nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, chất lượng đầu vào thấp đã và đang là một vấn đề khó khăn mà các cán bộ quản lý cần dày công tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng GD.

Chúng tôi điều tra, tổng hợp số liệu của Ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội về các hành vi vi phạm ĐĐ ở các trường THCS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong 3 năm học gần đây (từ 2011 – 2014)

Bảng 2.6:Một số hành vi vi phạm vi phạm ĐĐ của học sinh trong 3 năm (2011 – 2014) STT Hành vi vi phạm ĐĐ của HS Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Số HS Vi phạm Tỷ lệ % Số HS Vi phạm Tỷ lệ % Số HS Vi phạm Tỷ lệ %

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w