Kế hoạch hoá công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 83)

7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 101 50 58 8Công tác kế hoạch hóa còn yếu12160

3.2.2. Kế hoạch hoá công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp.

Xây dựng được kế hoạch chung – Kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường và kế hoạch riêng GDĐĐ cho HS THCS một cách cụ thể theo từng học kỳ, tháng chủ điểm trong năm học. Bản kế hoạch phải được sự ủng hộ và nhất trí

cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện. Kế hoạch GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

* Nội dung của giải pháp:

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về giáo dục toàn diện của nhà trường, kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch hoá các mặt hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS. Nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, các giải pháp, hình thức GDĐĐ, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia GDĐĐ cho HS theo từng thời gian cụ thể trong năm học.

* Cách thức thực hiện giải pháp:

Ngay đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường phải xây dựng kế hoạch quản lý GDĐĐ cho HS toàn trường, đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục toàn diện trong trường THCS, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm lý HS để có hiệu quả giáo dục cao. Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo (Ban đức dục) do đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, và các thành viên: Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, GVCN, đại diện Hội cha mẹ HS. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để GDĐĐ HS.

Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học; căn cứ vào điều kiện khách quan, chủ quan để tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nội dung GDĐĐ, vào kế hoạch thực hiện nhiêm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm trong năm, kỷ niệm các ngày lễ lớn … các điều kiện vật chất và khả năng thực hiện được của HS và các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức GDĐĐ HS.

Việc kế hoạch hoá cho từng học kỳ, tháng, tuần, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế

Các tổ chức Đảng, chính quyền cần phải có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, các tổ chức cá nhân cùng xây dựng kế hoạch cho mình.

Ví dụ: Đội TNTP Hồ Chí Minh kết hợp GVCN giáo dục HS cá biệt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 83)