Phá hoại của công, vi phạm an toàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 56)

giao thông 40 0,44 42 0,43 17 0,17

Tổng hợp 252 2.78 319 3.30 351 3.51

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy số HS có hành vi vi phạm ĐĐ ngày càng tăng. Đây là điều đáng lo ngại. Năm học 2011 – 2012 có 252 em vi phạm chiếm 2,78%, năm học 2012- 2013 có 319 em vi phạm tỷ lệ 3,30%; năm học 2013 – 2014 có 351 em vi phạm chiếm tỷ lệ 3,51%. Số HS vi phạm kỷ luật nhiều nhất

tra thi cử cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là những em chưa có ý thức trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, các em thường xuyên bỏ giờ, trốn học đi chơi bi -a, điện tử, la cà hàng quán, xem phim truyện kinh dị, bạo lực, học yếu, ham chơi bị các bạn bè xấu lôi kéo dễ dẫn đến vi phạm pháp luật, thực tế đã có các em vi phạm pháp luật (trộm cắp, bị truy tố).

Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng bạo lực học đường: HS gây gổ, đánh nhau càng nhiều, không chỉ có HS nam mà có cả HS nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm đón đường đánh trả thù nhau, phân vùng xã, phường… Nhiều khi các em còn dùng cả những hung khí như dao, kiếm, côn… do ảnh hưởng của điện tử, game, phim truyện, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để làm oai máu “anh hùng”. Vấn đề đặt ra là nhà trường phải tăng cường giáo dục ý thức, động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết thân ái chan hoà để HS gắn bó thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống.

Số HS vi phạm nội quy trường lớp như uống rượu bia, hút thuốc trong nhà trường tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến nhà trường, môi trường sư phạm trong sạch. Phần lỗi này do gia đình quá nuông chiều các em, xã hội hiện nay, nhiều gia đình cho con trẻ uống rượu bia, hút thuốc thoải mái như người lớn mà không biết tác hại của nó: say rượu bia, say thuốc lá từ nhà đến trường học, phóng xe vượt ẩu, phá rối lớp học… dẫn đến hành vi vi phạm ĐĐ.

Qua số liệu điều tra chúng tôi thấy số HS thiếu tôn trọng thầy cô giáo là những HS cá biệt, khó giáo dục và thường bỏ học giữa chừng. Tuy nhiên những cử chỉ vô lễ của HS đã làm ảnh hưởng tới tập thể HS. Nhà trường và gia đình phải thường xuyên giáo dục HS lòng tôn trọng biết ơn thầy cô giáo để giữ lấy truyền thống tốt đẹp “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

2.2.1.3. Các nguyên nhân dẫn tới hành vi vi phạm các chuẩn mực ĐĐ của HS

Số học sinh yếu kém về đạo đức không nhiều so với tổng số học sinh ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ, dễ lây lan trong những tập thể học sinh. Để tìm ra nguyên nhân trên, chúng tôi tiến hành

khảo sát ý kiến của 200 người (gồm GVCN, GVBM, tổng phụ trách Đội, PHHS).

Kết quả thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7:Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi vi phạm ĐĐ của HS.

STT Các nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ % Xếp bậc 1 Gia đình, XH buông lỏng GDĐĐ 174 87.0 2

2 Người lớn chưa gương mẫu 185 92.5 1

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 56)