Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 77)

7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 101 50 58 8Công tác kế hoạch hóa còn yếu12160

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế, chính sách mở cửa đã phát huy những mặt tích cực của nó, nhưng ngược lại sẽ kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị đạo đức của mỗi người trong xã hội, ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức của học sinh. Những tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy, băng đĩa đồi trụy, chơi bời lêu lỏng, rượu bia…hàng ngày tác động tới nhận thức, hành vi của HS, phá vỡ niềm tin, tình cảm và thói quen tốt của các em, dẫn đến hình thành niềm tin và quan niệm sai lệch và không nhận thức thấy tác hại và trách nhiệm về hành vi của mình; giá trị tiền bạc, vật chất các em coi trọng hơn lý tưởng, hoài bão, ước mơ chân chính… Các em HS THCS dễ dàng bị cơn lốc thị trường cuốn theo nếu sự chăm lo giáo dục của nhà trường – gia đình và xã hội bị buông lỏng.

Do thiếu sự chỉ đạo từ trên xuống, do thiếu văn bản pháp quy nên công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh chưa được coi là một tiêu chí quan trọng, chưa được đặt ngang hàng với giáo dục văn hóa.

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan.

Một số trường việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục đào tạo cho học sinh còn hạn chế, công tác kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời nên chưa động viên, kích thích được các lực lượng tích cực tham gia giáo dục thế hệ trẻ.

Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, GVCN, tổng phụ trách Đội chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ gắn với kết quả quá trình dạy học với hoạt động giáo dục toàn diện. Hầu hết các trường chưa quan tâm tới chất lượng của đội ngũ GVCN – lực lượng chính GDĐĐ HS. Nhiều GVCN yếu về năng lực, về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm chủ nhiệm và lòng yêu trẻ. Cho nên phải làm tốt công tác lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho học sinh.

Các trường hầu như đầu tư kinh phí cho công tác GDĐĐ cho HS quá thấp mà chỉ chú trọng vào việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, văn nghệ, thể dục thể thao…để dành thành tích cho nhà trường. Trong khi đó, công tác GDĐĐ cần kinh phí để tổ chức hội nghị lớn, các buổi tổng kết kinh nghiệm GDĐĐ, khen thưởng, động viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ GVCN… thì lại chưa được đầu tư đúng mức. trước mắt để đáp ứng được yêu cầu này cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác GDĐĐ

Tiểu kết chương 2

Trên đây là thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh các trường THCS ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Các trường đều quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS: có thành lập ban chỉ đạo, có kế hoạch hoạt động, có tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận trong nhà trường để cùng đồng lòng GDĐĐ cho học sinh. Vì vậy đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, sống có hoài bão, ước mơ, chăm chỉ học tập vì ngày mai lập

học sinh các trường THCS ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn những tồn tại cần được sữa chữa, khắc phục, bổ sung kịp thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục của các nhà trường, đáp ứng với thời kỳ đổi mới, thời kỳ CN hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế. Muốn vậy cần phải có những mục tiêu cụ thể, những giải pháp phù hợp, bằng nhiều hình thức đa dạng hấp dẫn, phải đổi mới công tác quản lý, vận dụng được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác GDĐĐ cho học sinh. Đây chính là nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w