Cơ sở pháp lý của vịêc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong trường trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 31)

trường trung học cơ sở.

1.3.4.1. Các văn bản, nghị quyết liên quan đến công tác giáo dục đạo đức trong trường trung học cơ sở.

- Lụât giáo dục 2005 xác định: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tụê, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát

triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…..”.

- Điều lệ Trường Trung học ban hành kèm theo quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quy định rõ về hành vi ngôn ngữ, ứng xử và những hành vi cấm về mặt đạo đức đối với học sinh.

- Điều 5 Luật giáo dục quy định: “ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học” [27, tr 9].

- Điều 28 của Luật giáo dục (2005) nêu rõ: “ Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học…

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [27, tr22]

Quyết định số 51/2008/QĐ-BGD- ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Bộ GD-ĐT. V/v Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ- BGD ĐT ngày 5 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

1.3.4.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chỉ Minh về giáo dục đạo đức

Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Giáo dục hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có tay nghề,

năng động, sáng tạo; có đạo đức, ý thức vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Vai trò của đạo đức và GDĐĐ trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo được đề cập đến trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khẳng định: “Thường xuyên bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật”, Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” và yêu cầu: “Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên; hiện đại hoá một bước nội dung, phương pháp giáo dục”, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) nêu định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước”. Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục, xây dựng một nền giáo dục lành mạnh”. Đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” và “Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục”.

Ngày 12/12/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/2001/QĐ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã

khẳng định: “Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ’. Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ- BGDĐT của BGDĐT cũng nêu rõ: “Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù họp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở đánh giá, xếp loại và giám sát nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, Người đã tiếp thu những quan điểm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức. Người gọi đó là đạo đức mới - đạo đức cách mạng: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải là danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Quan điểm của Người về đạo đức là những quan điểm khoa học, biện chứng, phù hợp với sự tiến hoá của xã hội loài người. Để có được đạo đức cách mạng. Mỗi người phải chăm lo tu dưỡng, kiên tri, bền bỉ suốt đời: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có ĐĐCM làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội (CNXH). Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc, Người nói: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người

vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc, đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Nói chuyện tại lóp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 vào tháng 7 năm 1962, Người đã căn dặn: “Các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng. Phải gần gũi học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau, phải thi đua trao đổi kinh nghiệm”. Bác khuyên thế hệ trẻ: “Cần phải trung thành, thật thà, chính trực” (Nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Ngoại ngữ ngày 19/1/1955), “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, giúp đỡ lẫn nhau” (Bài nói tại Đại hội thanh niên tích cực lao động ngày 17/3/1960).

Bên cạnh việc đưa ra những tư tưởng quý báu về vấn đề đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người luôn nêu tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo.

1.3.4.3. Chủ trương đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

- Làm cho Phụ huynh, HS, CBGV các trường nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của bộ môn GDCD đối với công tác GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và có những hành động tích cực đối với việc dạy và học môn GDCD.

- Giáo viên là lực lượng quyết định vịêc nâng cao chất lượng giáo dục do đó nhất là giáo viên dạy môn GDCD phải được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn GDCD, phải xác định được trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy.

- BGH, giáo viên dạy môn GDCD cần quán triệt mục tiêu môn học trong quá trình dạy học. Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trong dạy học GDCD là hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp lụât. Nếu HS không có chuyển biến trong hành động thì việc dạy học không đạt hiệu quả.

Chương trình môn GDCD ở trường THCS là sự nối tiếp dạy và học môn đạo đức ở tiểu học, đồng thời chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao về nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong suốt quá trình học tập ở nhà trường, ở các hành vi cơ bản của học sinh được học ở tiểu học sẽ được phát triển thành phẩm chất và bổn phận đạo đức ở THCS.

- Các nội dung GDĐĐ phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động qua các hoạt động: Xây dựng tình huống pháp lụât, phân tích, xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện tượng trong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện quảng xương tỉnh thanh hóa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w