14 Tệ nạn XH 147 73,5 6
15 Đời sống khó khăn 97 48.5 14
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi vi phạm về các chuẩn mực đạo đức của HS với những mức độ khác nhau; có thể chia làm 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu:
* Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hoá, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, phân lớn những học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức (mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 2.6) thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh như : Có khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; Hoặc có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; Bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm
thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ li hôn nhau...; Có thành viên của gia đình sa vào các hiện tượng: nghiện hút, rượi chè bê tha, cờ bạc,....; Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về GD và chăm sóc con cái v.v…
* Nguyên nhân từ phía nhà trường: Về phía BGH một số trường đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của HS để răn đe, ngăn chặn kịp thời; Năng lực của một số GVCN còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu đi sát từng HS để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HS; Một số giáo viên bộ môn chưa chú trọng việc thông qua "dạy chữ” để “dạy người”, nhiều lúc còn coi việc GDĐĐ HS chỉ là việc của GVCN, của BGH nhà trường; Một số ít GV và thậm chí cả CBQL có lúc có nơi còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là “ Tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” để HS noi theo; Việc áp dụng các phương pháp GD nói chung và GD
đạo đức nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc: xem nhẹ yếu tố thuyết phục, cưỡng bức HS theo số đông, thiếu tôn trọng nhân cách HS, thô bạo trong đối xử với HS, tách việc GD HS có vi phạm các chuẩn mực đạo đức với việc GD đạo đức của cả tập thể HS....
* Nguyên nhân từ phía xã hội:
- Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập trong đó quyền và nghĩa vụ của người học được gắn bó một cách hữu cơ, giải chứng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận HS chối bỏ quyền được học của mình, bởi thực tế quyền lợi của một số người học hành đến nơi đến chốn chưa được quan tâm bảo vệ một cách đầy đủ; có bằng cấp, tốt nghiệp loại giỏi mà vẫn không tìm được một việc làm phù hợp.
- Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, văn hoá nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xói mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện
ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp,... Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít HS sa ngã.
- Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hoá không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo HS vào các điểm giải trí như: bi-a, game, chat,... nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.
* Nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh: đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi HS THCS: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin…Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm lí.
* Các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng GD
- Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên nói riêng trong một số trường THPT hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với Nhà trường trong GDĐĐ HS chưa tốt.
- Sự phối hợp giữa các nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa tốt: một số HS vi phạm pháp luật có lúc đã trở thành “quả bóng” đá từ “sân” trường THCS sang “sân” Công an, chính quyền địa phương và ngược lại.
Khi tìm hiểu các nguyên nhân nói trên, chúng ta thấy mấu chốt của vấn đề GDĐĐ HS là người quản lý trường THCS phải xây dựng được mối quan hệ khăng khít giữa Nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội.
2.2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sởhuyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
* Thực trạng nhận thức:
Điều tra nhận thức về công tác GDĐĐ cho học sinh chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 200 cán bộ quản lý, tổng phụ trách Đội, giáo viên ở các trường THCS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
Câu hỏi nêu ra là: “Công tác GDĐĐ cho học sinh ở trường đồng chí hiện nay có tầm quan trọng như thế nào?” kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8: Nhận thức về công tácGDĐĐ ở các trường THCS hiện nay.
STT Nhận thức Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Rất quan trọng 144 72%
2 Quan trọng 56 28%
3 Không quan trọng 0 0%
Kết quả ở bảng 2.8 cho ta thấy 100% những người được điều tra điều khẳng định công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá rất quan trọng, điều đó cũng khẳng định rằng cán bộ quản lý ở các trường đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDĐĐ và đã quan tâm đến GDĐĐ cho học sinh để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách.
* Mức độ thực hiện:
Điều tra về mức độ thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 200 cán bộ quản lý, tổng phụ trách Đội, giáo viên ở các trường THCS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.
Câu hỏi nêu ra là: “Đồng chí cho biết mức độ thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh ở trường đồng chí” kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9:Mức độ thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh THCS STT Mức độ thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tốt 104 52%
2 Tương đối tốt 44 22%
Qua khảo sát chúng tôi thấy 104 người (52%) cho rằng công tác GDĐĐ cho học sinh được thực hiện tốt và tương đối tốt (44 người = 22%), có 52 người (26%) cho rằng công tác GDĐĐ cho học sinh hiện nay chưa tốt.
So sánh giữa bảng 2.8 và 2.9, chúng tôi thấy sự chênh lệch giữa nhận thức và mức độ thực hiện: về nhận thức 100% ý kiến cho rằng công tác GDĐĐ cho học sinh THCS là quan trọng và rất quan trọng nhưng mức độ thực hiện tốt và tương đối tốt chỉ đạt 74%. Còn 26% thực hiện chưa tốt. Điều này cũng đánh giá đúng thực trạng công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá còn những hạn chế cần phải khắc phục, các trường phải quan tâm, làm tốt hơn nữa công tác GDĐĐ để góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, giúp các em phát triển toàn diện, trở thành người công dân có ích cho xã hội.
2.2.2.2 Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện nội dung GDĐĐ cho HS
Để đánh giá đúng về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS đã được triển khai trong quá trình giáo dục ở các trường THCS huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 200 CBQL và GV
Bảng 2.10:Ý kiến đánh giá về nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho học sinh trung học cơ sở
STT Nội dung GDĐĐ Mức độ Nhận thức (X) Mức độ thực hiện (X) 1 Lập trường chính trị 2,71 2,43
2 Lòng yêu quê hương đất nước 2,91 2,88
3 Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy 2,71 2,684 Ý thức bảo vệ tài sản môi trường 2,0 1,8