7 Đánh giá, khen thưởng chưa khách quan kịp thời 101 50 58 8Công tác kế hoạch hóa còn yếu12160
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp.
Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên,, các tổ chức Đoàn thể nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho HS, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của sự quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Nội dung của giải pháp.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường, thấm nhuần mục tiêu GDĐĐ cho HS theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước đề ra.
Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ giáo dục – đào tạo, chỉ thị của Sở giáo dục – đào tạo về công tác GDĐĐ, giáo dục tư tưởng chính trị nói chung và công tác quản lý GDĐĐ cho HS THCS trong nhà trường nói riêng .
Đối với cán bộ làm công tác Đội: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, để có định hướng hoạt động Đội xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GDĐĐ cho HS.
Đối với giáo viên bộ môn: Nâng cao ý thức trách nhiệm GDĐĐ cho HS thông qua bài giảng trên lớp và lối sống mẫu mực của người Thầy: “Dĩ nhân như giáo, dĩ ngôn như giáo ”
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Người trực tiếp GDĐĐ HS, có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách HS, GVCN phải là người có đủ sức, đủ tài thay Hiệu trưởng quản lý HS một lớp học. Vì vậy GVCN phải có nhận thức đúng đắn vì mục tiêu đào tạo giáo dục THCS và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương pháp
* Cách thức thực hiện giải pháp.
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải định hướng, có kế hoạch cụ thể trong Hội đồng giáo dục việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả cán bộ giáo viên nhà trường và chỉ đạo việc GDĐĐ cho HS thông qua các môn học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc GDĐĐ cho HS phải tiến hành thường xuyên suốt năm học và trong nhiều hoạt động của nhà trường, Ban giám hiệu cụ thể hoá nhiệm vụ GDĐĐ cho các tổ chức, chính quyền Đoàn thể, tổ chuyên môn, GVCN theo chức năng hoạt động, xây dựng mạng lưới GDĐĐ cho HS từ nhà trường đến gia đình và XH. Tổ chức hội thảo, toạ đàm về hoạt động GDĐĐ. Hội nghị cán bộ giáo viên để quán triệt và ký kết hợp đồng trách nhiệm, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS để trao đổi, rút kinh nghiệm, phương pháp hoạt động hiệu quả.
Công Đoàn kết hợp với chính quyền tuyên truyền vận động CBGV tích cực tham gia GDĐĐ HS. Phát động phong trào thi đua xuyên suốt năm học:”
Tất cả vì HS thân yêu”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ” ; “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương -Trách nhiệm ”; “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ... Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng hoạt động, kinh nghiệm GDĐĐ cho GV, cho cán bộ Đội và GVCN . Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khoá, phát động liên tục các đợt thi đua chào mừng các ngày: 5/9;15/10; 20/10; 20/11; 22/12; 03/02; 08/3; 26/3; 30/4; 01/5; 19/5……với nhiều hình thức hoạt động phong phú, thiết thực, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của CBGV về GDĐĐ cho HS xuyên suốt năm học.