8. Cấu trúc luận văn
3.3. Quan hệ giữa các giải pháp
Các giải pháp nói trên có mối quan hệ hữu cơ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau giúp cho công tác quản lý SV ở trường ĐHDL Văn Lang, Tp.HCM được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao.
Công tác quản lý sinh viên trong nhà trường là một trong những công tác quản lý góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần huy động lực lượng nhân lực trong toàn trường để cùng thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong mục tiêu phát triển giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Như đã trình bày, đề tài đề cập đến 8 giải pháp quản lý sinh viên ở trường ĐHDL Văn Lang, Tp.Hồ Chí Minh. Mỗi giải pháp đều có khả năng tác động đến công tác quản lý sinh viên trong toàn trường. Tuy vậy, các giải pháp này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất trong quá trình quản lý. Nếu trong quá trình chỉ đạo biết kết nối, phối hợp sẽ phát huy được tác dụng của giải pháp, mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý SV.
3.4. Thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
3.4.1. Khái quát về việc thăm dò tính cần thiết và tính khả thi củacác giái pháp các giái pháp
- Mục đích thăm dò:
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cũng như từ thực trạng SV và quản lý SV ở trường ĐHDL Văn Lang luận văn đã đề xuất 8 giải pháp nêu trên. Trên cơ sở tìm hiểu ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên và SV của nhà trường về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất nhằm quản lý SV được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Nội dung và phương pháp thăm dò:
giảng viên và SV nhà trường. Phương pháp thông qua các đơn vị phòng khoa có gửi kèm phiếu hỏi về thực trạng quản lý SV nhà trường và các giải pháp quản lý SV, đề nghị các đối tượng đánh giá các giải pháp có ý nghĩa như thế nào (cần thiết hay không cần thiết và có khả thi không). Để đánh giá về mức độ cần thiết của các giải pháp, tác giả hướng dẫn các đối tượng tham gia trả lời phiếu điều tra nghiên cứu các giải pháp theo những tiêu chí (phụ lục)
+ Giải pháp có thực hiện được hay không? Giải pháp thực hiện được là giải pháp giải quyết được các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý SV hiện nay của nhà trường. Các đối tượng tham gia đánh giá, đối chiếu các giải pháp được đề xuất với các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý SV để tự xác định các giải pháp được đề xuất có giải quyết được những tồn tại đó không.
+ Giải pháp cho phép giải quyết được những vấn đề đặt ra không làm phát sinh những vấn đề mới, đặc biệt là những vấn đề lại phức tạp hơn so với vấn đề cần giải quyết.
+ Giải giáp phải mang lại hiệu quả trong công tác quản lý SV làm cho công tác này phổ quát hơn và được nhiều đối tượng người học tham gia hơn
Để đánh giá tính khả thi của các giải pháp, chúng tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp và đề nghị các đối tượng tham gia đánh giá xem xét những yếu tố nào có ảnh hưởng quá lớn đến từng giải pháp do tác giả đề xuất. Trong trường hợp có hơn 50% số yếu tố không đáp ứng được giải pháp thì giải pháp đó được coi là không khả thi. Giải pháp khả thi cao là những giải pháp thoả mãn từ 75% đến 100% các yếu tố.
- Đối tượng thăm dò:
Phiếu điều tra được thực hiện với 100 người, trong đó: Cán bộ QL và Giáo viên: 50 người; SV: 50 người
3.4.2. Kết quả thăm dò
các giải pháp quản lý đưa ra được thể hiện qua Bảng 3.1 dưới đây
Bảng 3.1 - Tính cần thiết và khả thi của 8 giải pháp đề xuất
TT Giải pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV
87 11 02 85 10 05
2
Tăng cường vai trò của Đoàn TN và Hội SV trong giáo dục SV
91 08 01 94 06 00
3
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ phụ trách công tác QLSV
93 07 00 97 03 00
4
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với SV
88 09 03 84 12 04
5
Tăng cường phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác QLSV
90 10 00 83 12 05
6
Quản lý hiệu quả hoạt động đội nhóm, CLB học thuật, kỹ năng
85 10 05 80 10 10
CNTT trong công tác QLSV
8
Nâng cao vai trò của giáo viên trong quản lý SV trên lớp
Để thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ở trên trong phiếu hỏi, chúng tôi ghi rõ 8 giải pháp; tính cần thiết và tính khả thi của mỗi giải pháp được phân ra 3 mức độ.
- Về tính cần thiết: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết. - Về tính khả thi: rất khả thi, khả thi, không khả thi.
Sau khi tổng hợp các phiếu hỏi theo từng tiêu chí, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1. Qua kết quả cho thấy: về cơ bản 8 giải pháp mà chúng tôi đã đề xuất đều được đa số CBQL,GV,SV đồng ý trong đó chúng tôi cho rằng trong 8 giải pháp thì các giải pháp 1: (Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV) giải pháp 2:(Tăng cường vai trò của Đoàn TN, Hội SV trong giáo dục SV); giải pháp 3: (Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ phụ trách công tác QLSV); giải pháp 5: (Tăng cường phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác QLSV) có tính chất quyết định đến công tác quản lý sinh viên ở Trường ĐHDL Văn Lang, Tp.HCM trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Các giải pháp quản lý sinh viên ở trường ĐHDL Văn Lang, Tp. Hồ Chí Minh được đề xuất trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng các giải pháp quản lý SV của nhà trường trong những năm qua. Các giải pháp quản lý SV này là rất cần thiết và có tính khả thi đối với nhà trường bởi nó được đề xuất với điều kiện đảm bảo các nguyên tắc như tính đồng bộ, tính thực tiễn và ứng dụng trong thực tế.
Các giải pháp là rất cần thiết, các giải pháp này vừa khắc phục được những mặt còn hạn chế, thiếu sót và đồng thời, nó mang ý nghĩa chiến lược phát triển nhà trường trong thời đổi mới giáo dục đại học. Về tính khả thi, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp này, chắc chắn rằng công tác QLSV nhà trường từng bước sẽ được nâng cao, hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới giáo dục đại học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sinh viên đang theo học ở trường ĐHDL Văn Lang, Tp. Hồ Chí Minh đến từ các tỉnh thành trên cả nước với sức trẻ và nhiệt huyết, ước mơ và hoài bão của thanh niên mang theo nhiều đặc trưng của vùng miền đến trường tạo thành ngôi nhà chung Văn Lang. Hiện nay với sự phát triển của kinh tế và sự bùng nổ của KHCN và sự đa dạng văn hóa của các quốc gia cũng phần nào ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến SV. Mặt khác của cơ chế thị trường cũng tạo thêm nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc học tập cũng như rèn luyện của SV. Do vậy nhiệm vụ quản lý và giáo dục sinh viên trong giai đoạn hiên nay rất phức tạp đòi hỏi sự quan tâm của Ban giám hiệu, CBQL và tập thể NV nhà trường.
Công việc QLSV tương đối đa dạng đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải đầu tư nhiều công sức cũng như thời gian. Hiện nay trường đang gặp khó khăn về đội ngũ nhân sự cũng như sự đầu tư CSVC của nhà trường phục vụ cho công tác QLSV. Sự đa dạng trong môi trường xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác này.
Từ những phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng QLSV của trường tác giả đề xuất một số giải pháp có tính cần thiết và khả thi nhằm giúp cho công tác quản lý người học đạt hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
Với những yếu tố khách quan cũng như chủ quan của đề xuất tác giả hy vọng nhận được nhiều sự đóng góp của thầy cô, bạn bè để có thể tiếp tục hoàn thiện hơn trong nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đã nêu trên.
2. Kiến nghị
1/ Đảng ủy, Đoàn TN, Hội SV tiếp tục làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho SV, tuyên truyền ý thức pháp luật và phòng chống các tệ nạn xã hội giúp cho SV có lối sống lành mạnh, văn minh
2/ Nhà trường phối hợp các tổ chức xã hội, đoàn thể nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ sinh viên như: cố vấn học tập, xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, đẩy mạnh hoạt động NCKH và trang bị các kĩ năng cần thiết cho sinh viên trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng hình mẫu sinh viên trong giai đoạn mới
3/ Chú trọng công tác chăm lo, tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng thực hành xã hội trong sinh viên, phát huy ý tưởng sáng tạo trong học tập và các hoạt động tình nguyện. Nâng cao chất lượng các cuộc thi học thuật, NCKH trong sinh viên.
4 /Tích cực đẩy mạnh các hoạt động thi đua trong toàn trường, thường xuyên kiểm tra, đánh giá khen thưởng động viên và có hình thức kỷ luật đối với những sai phạm của tập thể cũng như cá nhân không thực hiện nghiêm túc các quy định trong công tác QLSV
5/ Duy trì định kỳ tổ chức họp công tác SV, tổ chức hội thảo, chuyên đề, giao lưu giữa các phòng ban chức năng và các trường bạn về công tác SV
6/ Tiến hành cải tiến nội dung cũng như hình thức quản lý SV, thường xuyên có mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình cũng như chỗ trọ của SV để phối hợp quản lý SV.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1 ] Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[ 2 ] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Hà Nội, 1997
[ 3 ] Bộ GD-ĐT (2007), Quyết định số 42 về việc “Ban hành quy chế Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và TCCN hệ chính quy”. [ 4 ] Bộ GD-ĐT (2007), Quyết định số 44 về việc “Về học bổng khuyến
khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở GD đại học và TCCN thuộc hệ thống GD quốc dân”.
[ 5 ] Bộ GD-ĐT (2007), Quyết định số 60 về việc “Ban hành quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở GD đại học và trường TCCN hệ chính quy”
[ 6 ] Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020, NXB Giáo dục
[ 7 ] Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[ 8 ] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 2), Nxb Giáo dục.
[ 9 ] Từ điển Tiếng Việt (2009) NXB Đà Nẵng
[ 10 ] Nguyễn Văn Đệ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Đề cương bài giảng môn học đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục.
[ 11 ] Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
[ 12 ] Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, trường CBQL GD và ĐT, Hà Nội.
[ 13 ] Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[ 14 ] Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[ 15 ] Phạm Đào Tiên (2012), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên tại trường ĐHCNTT- ĐHQG,TP.HCM”, luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục - Đại học Vinh.
[ 16 ] Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[ 17 ] Lưu Xuân Mới (2003) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
[ 18 ] Quốc hội nước CHXHCN Việt nam, Luật Thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005.
[ 19 ] Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, trường Đại học Vinh.
[ 20 ] Trần Kiểm (2000), Một số vấn đề lý luận về quản lý trường học, tạp chí phát triển giáo dục.
[ 21 ] Tài liệu Hội thảo công tác sinh viên ,Trường ĐHDL Văn Lang, 2011; 2012; 2013
[ 22 ] Biên bản Họp công tác HSSV, Trường ĐHDL Văn Lang 2011; 2012; 2013
[ 23 ] Kế hoạch “Tuần sinh hoạt công dân- học sinh, sinh viên” Trường ĐHDL Văn Lang 2011; 2012; 2013
[ 24 ] Hội thảo chuyên đề “Kết quả 5 năm thực hiện lấy ý kiến người học” Trường ĐHDL Văn Lang, năm 2014
[ 25 ] Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
PHIẾU LẤY Ý KIẾN
(Dành cho CBQL - GV)
TÍNH CẦN THIẾTVÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
Thầy/Cô vui lòng đọc kỹ trước khi chọn tô đen đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất về quản lý SV ở trường Đại học Dân lập Văn Lang.
1 Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống cho SV O O O O O O
2 Tăng cường vai trò của Đoàn Thanh niên và
Hội SV trong giáo dục SV O O O O O O
3 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đốivới cán bộ phụ trách công tác QLSV O O O O O O
4 Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng,kỷ luật đối với SV O O O O O O
5 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia
đình - xã hội trong công tác QLSV O O O O O O
6 Quản lý hiệu quả hoạt động đội, nhóm,CLB học thuật, CLB kỹ năng O O O O O O
7 Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác
QLSV O O O O O O
8 Nâng cao vai trò của giáo viên trong quảnlý SV trên lớp O O O O O O
Ý kiến khác (nếu có):
... Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Thầy\Cô
KHÔNG CẦN THIẾT CẦN THIẾT RẤT CẦN THIẾT KHÔNG KHẢ THI KHẢ THI RẤT KHẢ THI 5 4 3 2 1 0
TÍNH CẦN THIẾTVÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
Anh/Chị vui lòng đọc kỹ trước khi chọn tô đen đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất về quản lý SV ở trường Đại học Dân lập Văn Lang.
1 Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống cho SV O O O O O O
2 Tăng cường vai trò của Đoàn Thanh niên
và Hội SV trong giáo dục SV O O O O O O
3 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đốivới cán bộ phụ trách công tác QLSV O O O O O O
4 Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng,kỷ luật đối với SV O O O O O O
5 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường - giađình - xã hội trong công tác QLSV O O O O O O
6 Quản lý hiệu quả hoạt động đội, nhóm,CLB học thuật, CLB kỹ năng O O O O O O
7 Tăng cường ứng dụng CNTT trong công