Thực trạng quản lý sinh viên ngoại trú và mối quan hệ giữa nhà trường và gia

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.Thực trạng quản lý sinh viên ngoại trú và mối quan hệ giữa nhà trường và gia

nhà trường và gia đình

- Nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, khoa, Đoàn TN, Hội SV với gia đình trong việc quản lý, giám sát, đôn đốc SV trong việc thực hiện những qui định trong học tập và rèn luyện. Cán bộ quản lý SV được phân công nhiệm vụ quản lý và kiểm tra nắm bắt tình hình ăn ở của SV và việc chấp hành nội qui, quy định nơi ở, cập nhật thường xuyên số điện thoại và nơi ở mới của SV kịp thời can thiệp và xử lý các tình huống xảy ra đối với SV và thông báo về gia đình [21]

- Trường có khu vực tuyển sinh trong cả nước, căn cứ vào số liệu thì gần 80% SV đang theo học tại trường thuộc các tỉnh ngoài Tp.Hồ Chí Minh mà số lượng chỗ ở ký túc xá còn nhiều hạn chế xa trường nên không thực sự hấp dẫn sinh viên vì vậy vấn đề quản lý SV ngoại trú rất phức tạp ( bảng 2.12). SV của trường thuê chỗ trọ tại nhiều quận trên địa bàn thành phố, mỗi SV đều có những hoàn cảnh gia đình khác nhau vì thế điều kiện chỗ trọ cũng phải phù hợp. Với địa bàn trải rộng gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý đối với SV ngoại trú. Hệ thống mạng cơ sở dữ liệu của sinh viên về nơi ở thường là hộ khẩu thường trú và hệ thống này tập trung tại một số phòng chủ lực như phòng: ĐT; KH&QLNL mà chưa triển khai về các khoa để cập nhật thông tin, tình trạng thay đổi chỗ ở của SV cũng thường xuyên với những yếu tố tác động như giá cả, tình hình an ninh trật tự tại khu vực trọ…Sinh viên sống xa gia đình thiếu sự quản lý từ gia đình và thầy cô nên một số SV còn chưa ý thức được việc tự học dẫn đến bỏ tiết và kết quả học tập sa sút.

Bảng 2.12 - Thống kê số lượng HSSV hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM và các tỉnh ngoài Tp.HCM

Năm học Số HSSV tại Tp.HCM Số lượng Tỷ lệ HSSV tỉnh Tỉnh HSSV 2008 – 2009 2.196 60 7.775 78 2009 – 2010 2.372 60 8.731 78,7 2010 – 2011 2.498 59 9.055 78,4 2011 – 2012 2.608 59 8.722 77 2012 – 2013 2.640 57 8.434 76,2

(Nguồn P.ĐT- Trường ĐHDL Văn Lang)

- Cuối mỗi học kỳ nhà trường gửi thư thông báo về gia đình SV qua đó thông báo về kết quả học tập; mức học phí và những thông báo của trường đến phụ huynh và yêu cầu phụ huynh có phản hồi về trường những ý kiến đóng góp để trường ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 68)