8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Vai trò của cán bộ làm công tác quản lý sinh viên
Đội ngũ CBQL nhà trường trong sự phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo là rất quan trọng. Để thực hiện tốt vị trí, vai trò người cán bộ quản lý trong trường học thì cần phải:
+ Thực sự là cốt cán trong đội ngũ nhân lực giáo dục ở nhà trường, thực sự là hạt nhân trong sự cải tiến, đổi mới phương pháp quản lý và thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường.
+ Là người tổ chức các hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý nhà trường và chất lượng GD - ĐT toàn diện đối với HSSV
+ Người cán bộ quản lý phải nắm vững mục tiêu đào tạo của nhà trường và có kế hoạch thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Do vậy người cán bộ quản lý nhà trường là người tổ chức, điều khiển để mục tiêu đào tạo của nhà trường trở thành hiện thực.
+ Trên cương vị công tác của mình người cán bộ quản lý trường học là người đảm bảo cho bộ máy nhà trường, các bộ phận chức năng trong hoạt động quản lý thực hiện có hiệu quả, quá trình quản lý cần biết thiết kế, biết gắn kết các mối quan hệ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trở thành cơ cấu thống nhất, hợp lý, chính nhờ sự thống nhất hợp lý đó mà tạo ra hiệu quả quản lý, sức mạnh quản lý, phát huy được tiềm năng, năng lực của tập thể, cá nhân với mức cao nhất.
Đối với người cán bộ làm công tác quản lý HSSV có vai trò vị trí như sau:
Về tổ chức:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức tiếp nhận HSSV mới; cử cán bộ lớp, hướng dẫn chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức đầu năm học cho các lớp, phối hợp với Đoàn TN để tiến hành đại hội liên chi đoàn, chi đoàn, chi hội sinh viên theo đúng quy định.
- Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ nhiệm vụ chuyên môn cho ban cán sự lớp, chăm lo xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên, giữ vững đoàn kết nhất trí trong từng lớp, trong khoa.
Về quản lý giáo dục
- Tiếp nhận, quản lý và bổ sung hồ sơ, lập và quản lý HSSV theo địa chỉ chi tiết. Phân loại đối tượng chính sách, phối hợp với gia đình và xã hội để quản lý, giáo dục HSSV.
- Phối hợp chặt chẽ với cán bộ giảng dạy, các bộ phận có liên quan, phát huy vai trò làm chủ của HSSV để nắm vững tư tưởng, thái độ, nhận thức của HSSV sau mỗi học kỳ, năm học, khoá học.
- Đôn đốc, kiểm tra HSSV thực hiện tốt nội quy, quy chế, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn trong khoa và nhà trường.
- Tổ chức, động viên theo dõi các phong trào thi đua trong HSSV, kịp thời khen thưởng những HSSV đạt thành tích cao trong học tập và hoạt động phong trào đồng thời chấn chỉnh những HSSV vi phạm.
- Quan tâm xây dựng các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và rèn luyện đồng thời có biện pháp quản lý giáo dục chặt chẽ đối với những sinh viên chậm tiến.
- Tổ chức các hình thức giáo dục thích hợp để phòng chống các tệ nạn xã hội trong HSSV.
- Thường xuyên quan tâm theo dõi các sinh hoạt ngoài giờ của HSSV. Hướng dẫn, giúp đỡ HSSV làm các thủ tục theo quy định.
Thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống HSSV
- Tạo sự gắn kết và tin tưởng của SV đối với nhà trường thông qua các hoạt động chăm sóc người học như tìm nhà trọ giúp SV ổn định chỗ ở, các dịch vụ hỗ trợ như bãi giữ xe, cơm căn tin trợ giá, dịch vụ internet...
- Căn cứ kết quả học tập và rèn luyện của HSSV, đề xuất mức thưởng, phạt và làm thủ tục đề xuất mức học bổng, trợ cấp xã hội.
- Nghiên cứu, hướng dẫn HSSV thực hiện tốt các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước và nhà trường.
- Tổ chức cho HSSV thực hiện các loại hình bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ, quan tâm giúp đỡ, động viên những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc gặp rủi ro đột xuất.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Phối hợp với các nhà máy, doanh nghiệp... tổ chức cho HSSV tham gia thực hành, thực tập...tạo mối liên hệ, quan hệ giúp cho HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường có cơ hội tìm kiếm việc làm.