Nâng cao vai trò của giáo viên trong quản lý SV trên lớp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.8.Nâng cao vai trò của giáo viên trong quản lý SV trên lớp

a) Mục tiêu giải pháp

Giáo viên là yếu tố chủ đạo trong quá trình đào tạo. Thông qua việc sử dụng các phương pháp, phương tiện đào tạo thích hợp và thông qua chính nhân cách của mình, giáo viên chỉ đạo và trực tiếp tác động lên quá trình cải biến nhân cách và đóng góp tích cực vào việc tăng cường công tác quản lý SV

b) Nội dung giải pháp

Nhân cách của SV bao gồm hai bộ phận chủ yếu là phẩm chất và năng lực. Từ đó ta thấy, trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền đạt kiến thức để giúp HSSV nâng cao năng lực, giáo viên cũng cần kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV để giúp họ nâng cao phẩm chất của mình. Việc kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống vào bài giảng, thực hiện ngay trên bục giảng sẽ tác động trực tiếp, tích cực đến SV.

c) Cách thức thực hiện giải pháp

Việc học trên lớp là một khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối với SV. Việc quản lý SV tham gia các giờ học trên lớp không chỉ trách nhiệm của cán bộ quản lý HSSV ở các khoa, ban cán sự lớp mà chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là giáo viên giảng dạy. Theo quy chế đào tạo 25/2006/QĐ-BGD&DT ngày 26/6/2006 đang áp dụng thì việc chuyên cần học tập cũng được đánh giá

kết quả vì vậy ngoài việc kiểm tra sự có mặt của SV trong giờ học, giáo viên đứng lớp còn có sự giám sát về ý thức, thái độ học tập của SV qua đó có những uốn nắn điều chỉnh phù hợp với những hành vi của SV

Định kỳ, Nhà trường tổ chức hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp giảng viên có cơ hội trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp để tiến tới áp dụng đồng loạt phương pháp giảng dạy mới ở tất cả các môn học trên cơ sở thực hiện kết hợp ba nhiệm vụ cơ bản của quá trình đào tạo là: dạy người, dạy nghề, dạy phương pháp để phát triển và cải biến nhân cách SV.

Đầu tư máy móc, trang thiết bị dạy học để hỗ trợ tích cực cho giảng viên áp dụng cho phương pháp giảng dạy mới, tránh tình trạng giảng viên muốn giảng dạy theo phương pháp mới nhưng Nhà trường không có đủ trang thiết bị hỗ trợ.

Động viên, biểu dương kịp thời những giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể tham gia dự giờ giảng của giáo viên trên lớp để có đánh giá việc truyền đạt kiến thức phối hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV.

Nhà trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của SV. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập không thể tách rời với công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả. Việc đánh giá kiến thức chuyên môn, quá trình rèn luyện luôn có tác dụng tốt cho SV phấn đấu trong quá trình học tập tại trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 94)